Chúa Bà Năm Phương hay Chúa Ngũ Phương, vốn là một tiên nữ chốn thiên cung giáng trần thành một vị nữ tướng hiển hách lẫy lừng. Tuy bà không mấy khi được nhắc tới trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam, thế nhưng với tài năng và quyền pháp của mình, bà đã được Mẫu giao cho trọng trách quản lý 5 phương trời đất nên bà được người dân tôn làm Bà Chúa Ngũ Phương.
Sự tích về Bà Chúa Năm Phương
Tích truyền lại rằng, Bà vốn là một tiên nữ trên chốn Thiên Cung, sau khi giáng trần vào nhà một gia đình họ Vũ tại đất Cấm Giang (ngày nay thuộc tỉnh Hải Phòng). Lúc lớn, Bà trở thành một vị nữ tướng tài ba thuộc sự chỉ huy của Ngô Vương. Được sự tin tưởng của vua, bà được giao trọng trách quản lý toàn bộ kho quân lương và tiếp tế của bản doanh Gia Viên tại Làng Cấm (ngày nay chính là phố Cấm).
Tất cả mọi việc dưới sự quản lý của bà đều toàn vẹn, chu toàn đảm bảo được cho toàn bộ quân binh có đủ lượng quân nhu chống giặc. Với khẩu hiệu “Thực túc binh cường”, nghĩa là nếu quân được ăn no đủ thì mới đánh được giặc. Cùng với khả năng chỉ huy vô cùng tài ba của Ngô Vương kèm theo sự hậu thuẫn quân nhu chu đáo của bà đã khiến sĩ khí của các tướng sĩ được nâng cao đã tạo nên chiến thắng lừng lẫy ghi vào sử sách trên sông Bạch Đằng.
Sau khi thác hóa (khoảng năm 939 đến năm 944) về trời, Bà đã được trao quyền cai quản năm phương của trời đất, bản cảnh bản xứ ngũ phương nên đã được người dân tôn thờ là Bà Chúa Quận Năm Phương.
Vào năm 1924 Bà đã được Vua Khải Định phong danh hiệu “Ngũ Phương Vũ Quận Quyến Hoa Công Chúa Hộ Quốc Trang Huy Thượng Đẳng Thần”. Ban cho dân làng Gia Viên trách nhiệm thờ phụng Bà.
Ngoài ra cũng có những tích khác truyền lại về những lần hiển linh của Bà. Theo đó có một câu truyện kể rằng, cứ đến giờ Tí canh ba thì Bà Chúa Năm Phương lại hiện lên biến thành một mỹ nhân rong chơi. Khi tới ” Cây Đa 13 gốc” thì liền biến mất. Hay một câu chuyện khác vào thời Pháp thuộc có một phụ nữ lấy chồng Pháp đã bị Chúa Bà hành cho khắp người toàn rận, ngứa ngáy phát điên phải cầu xin xám hối Chúa Bà mới tha.
Để tỏ lòng xám hối và cảm tạ Chúa Bà, người đó đã lập một đền thờ và quanh năm đều đến thờ cùng Bà. Chính nơi đó ngày nay là đền Vườn Hoa Chéo nằm trên được Trần Hưng Đạo, Hải Phòng.
Các danh hiệu khác của bà gồm:
- Bà Năm Phương
- Chúa Ngũ Phương
- Bà Chúa Quận Năm Phương
- Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa
Địa chỉ đền thờ Bà Chúa Năm Phương
Nhờ những đóng góp lừng lẫy mà Bà đã đóng góp trong suốt cuộc đời mình. Người dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn Bà tại rất nhiều nơi trên cả nước. Thế nhưng những địa điểm thờ Bà được cho là linh thiêng nhất phải kể đến như:
Đền thờ Bà Chúa Năm Phương tại Hải Phòng
Chùa Cấm
Chùa có địa chỉ tại phố Cấm, ngõ Cô Ba Chìa, đây là một trong những ngôi chùa rất nổi tiếng thờ Bà Chúa Năm Phương tại Hải Phòng. Tên tự của chùa là Cấm Giang Bản Cảnh Linh Từ hoặc Nguyệt Quang Tự. Bên trong chùa có nguyên một cung cấm rất uy nghi đặt tượng Chúa Bà.
Đền Tiên Nga
Đền nằm tại làng Gia Viên hay Làng Cấm khi xưa. Đây là một công trình văn hóa tâm linh quy mô và đồ sộ. Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh và Đức Thánh Trần, ngoài ra còn thờ một số các vị thánh khác thuộc bản xã phúc thần. Tất cả những vị được thờ tại đây đều là những vị thánh có rất nhiều công ơn đã phù trợ nhân dân tại đây vượt qua nhiều khó khăn, hoạn nạn.
Đền Tiên Nga có địa chỉ tại số 53 đường Lê Lợi thuộc phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền tỉnh Hải Phòng, nếu muốn tới Chùa Cấm bạn sẽ phải đi qua nơi này đầu tiên. Vậy nếu có ý định tới thăm Chùa Cấm thì các bạn đừng quên ghé vào nơi đây trước nhé.
Đền “Cây Đa 13 Gốc”
Tuy chỉ là một ngôi đền nhỏ, nhưng đền Cây Đa 13 Gốc rất nổi tiếng với truyền thuyết Chúa Bà Năm Phương cùng đi xe kéo với hai hầu cận của mình lúc nửa đêm và biến mất tại cây đa 13 gốc. Đúng như tên gọi của mình, đền có một cây đa đã trên trăm tuổi có khoảng 13 gốc và cao trên 10 mét.
Đây cũng có thể được coi là một kỳ quan của thiên nhiên thu hút được rất nhiều khách thập phương tới thăm quan và chiêm ngưỡng. Đền có địa chỉ tại cống Kiều Sơn thuộc phường Đằng Giang, xã Hải An tỉnh Hải Phòng.
Đền “Vườn Hoa Chéo”
Đây chính là ngôi đền được lập nên bởi người phụ nữ lấy chồng Pháp khi xưa. Nơi đây được rất nhiều dân bản địa thờ cúng thường xuyên. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên đền gần như đã bị hủy hoại toàn bộ. Tới ngày tuần tiết hàng tháng, nơi đây vẫn được nhân dân tới dâng lễ thắp hương, hương khói nghi ngút.
Đình Cấm
Còn có tên gọi là là Đình Gia Viên. Đình năm ngay kế cạnh Chùa Cấm. Đây là nơi thờ vua Ngô Quyền, Đức Đông Đại Vương, Nam Hải Đại Vương cùng Công Chúa Vũ Quận Quyến Hoa. Đền được xây dựng vào khoảng hơn 100 năm về trước, có lối kiến trúc đơn giản nhưng vẫn chúa đựng được những giá trị văn hóa đặc sắc với người dân quanh vùng.
Xem thêm:
Hầu giá Bà Chúa Năm Phương
Hầu giá Chúa Năm Phương chỉ được tổ chức ở một số vùng nhất định như Hải Phòng. Tại các dịp mở phủ lập đàn, người ta thường dâng một tòa đàn là Đàn Chúa Bà bao gồm hình của chúa Năm Phương cùng hai cô hầu nhằm mục đích thỉnh mời Chúa về chứng đàn. Khi Chúa ngự về đồng thường hay mặc trang phục màu trắng, cũng có khi chỉ choàng chiếc khăn phủ điện. Chúa làm lễ khai cuông rồi tung tiền lên ban Công Đồng. Ở một số giá hầu khác Chúa Bà còn múa cả quạt và múa mồi.
Ngày tiệc Bà Chúa Năm Phương
Ngày tiệc Bà Chúa Năm Phương diễn ra vào ngày 16 tháng 6 âm lịch hằng năm. Vào ngày này tại các đền thờ Chúa Bà thường có rất nhiều người dân đến dâng lễ thắp hương, đặc biệt là người dân ở Hải Phòng nơi được coi là quê quán của Chúa Bà.
Sắm lễ cúng Bà Chúa Năm Phương
Lễ vật dâng lên Chúa Bà Năm Phương thông thường bao gồm những vật phẩm như:
- Một bộ trang phục màu trắng (hoặc đỏ)
- 7 (hoặc 5) miếng trầu đẹp
- 7 (hoặc 5) bông hoa hồng khác loại
- 5 loại quả khác loại
- Nước lọc
- Hương lễ
Ngoài ra để ban lễ trở nên đặc biệt có thể sử dụng thêm Oản lễ để dâng lên Bà Chúa Năm Phương. Các loại Oản lễ phù hợp để dâng Chúa Bà là những loại oản màu trắng được trang trí thêm bằng các loại hoa, cành điểm giúp tăng thêm phần sang trọng mà vẫn giữ được đầy đủ ý nghĩa trên mâm lễ Chúa Bà.
Văn khấn Bà Chúa Năm Phương
Dưới đây là bài văn khấn Chúa Bà Năm Phương dành cho những người mới đi lễ Chúa. Lưu ý văn khấn chỉ dành cho những người đi lễ, du khách tới thăm (nếu là các thầy thì sẽ có bài văn khấn khác):
Con xin kính lễ
Chư Phật, chư Thánh, chư Thiên, chư Thần, chư vị thiêng liêng khắp tất cả
Chư vị bản cảnh thành hoàng, bản xứ thổ địa, chư vị hộ pháp nơi đền (ở các đền thờ chúa đều kêu thêm: Ngài Bản cảnh Hải Phòng, nếu khấn tại đền cây đa 13 gốc thì khấn kêu thêm ông Thành Hoàng.
Con xin kính lễ Chúa Bà Năm Phương tố linh tố hảo, nhị vị công chúa, và các chư vị hầu cận
Xin phép cho gia tiên nội ngoại tứ thân phụ mẫu được vào Đền lễ Phật lễ Thánh (nhiều nơi không mời gia tiên không vào được, hoặc gia tiên trách, mời để thể hiện tôn kính gia tiên đi kêu cầu, tấu đối cho mình)
Khấn xin Chúa Bà phù hộ mình việc gì đó:
Nên khấn xin:
Sám hối lỗi lầm bản thân, sám hối Phật thánh, oan gia trái chủ
Hứa sửa chữa – Làm nhiều việc lương thiện đền đáp bề trên và tổ tiên