Bà Chúa Thác Bờ và sự tích xẻ gỗ đóng thuyền giúp Vua Lê Lợi

bà Chúa Thác Bờ

Bà Chúa Thác Bờ là ai?

Bà Chúa Thác Bờ là nữ tử tại một gia đình tộc trưởng dân tộc Mường tại Kim Bôi, Hòa Bình. Bà vốn là một tiên nữ chốn thiên đình giang trần vào nhà tộc trưởng họ Đinh sau này cùng các dân tộc khác tại vùng đất Hòa Bình đứng lên đánh đuổi, chống lại giặc ngoại xâm. Sau đó bà đã được triều đình giao cho quản lý vùng đất Mường tại Hòa Bình. Dưới sự cai quản của bà, đời sống nhân dân nơi đây dần được nâng cao, thuận lợi phát triển trồng trọt nương rẫy và đánh bắt cá bên đôi bờ dòng sông Đà.

Lúc nhàn rỗi, Chúa thường hay một mình ngồi trên chiếc thuyền mộc chèo từ Bến Ngọc đi du ngoạn khắp nơi xuôi theo dòng sông Đà.

Sự tích Bà Chúa Thác Bờ

Vào những năm 30 của thế kỷ 15, khi vua Lê Lợi cầm quân đi dẹp giặc ở đèo Cát Hãn tại Mường Lễ, Sơn La. Khi toàn quân đến Thác Bờ thì nhận thấy địa hình nơi đây vô cùng hiểm trở, ngay giữa dòng nước xoáy có một thác nước với rất nhiều đá mỏm nhấp nhô khiến toàn quân không thể tiếp tục di chuyển được.

Ngay lúc đó, bà Đinh Thị Vân (Chúa Thác Bờ) đã kêu gọi hô hào thanh niên trai tráng trong bản làng cùng nhau đốn cây xẻ gỗ đóng thành thuyền nhằm đưa binh sĩ qua bờ bên kia. Sau đó bà cũng đã đã góp rất nhiều lương thảo của mình bổ sung vào quân lương giúp Vua Lê thuận lợi hành quân.

Bà Chúa Thác Bờ

Khi vua thắng trận trở về, tại đây bà đã tổ chức một lễ hội rất lớn để khao toàn quân, đồng thời cho người chặt tre đóng bè để đưa toàn quân về kinh thành. Tại đây vua Lê Lợi đã dùng thanh Thuận Thiên kiếm của mình khắc một bài thơ lên đá nhằm khích lệ tinh thần và sự anh dũng của nhân dân quanh vùng. Tảng đá sau này được lưu giữ và trưng bày tại nhà văn hóa trung tâm thành phố Hòa Bình.

Để biểu dương công lao của bà, triều đình đã giao toàn bộ vùng đất người Mường nơi đây cho bà quản lý. Sau khi bà qua đời vua Lê Lợi đã hạ lệnh lập đền thờ bà tại đây, ngay bên cạnh thác Bờ.

Đền Chúa Thác Bờ tại Hòa Bình

Đền Chúa Thác Bờ có hai địa chỉ rất nổi tiếng và tất cả đều ở tỉnh Hòa Bình đó là đền Chúa Thác Bờ tại xã Thung Nai huyện Cao Phong và đền Chúa Thác Bờ tại xã Vầy Nưa huyện Đà Bắc.

Trước đây ở xã Hào Tráng, Đà Bắc có một ngôi miếu và một ngôi đền đều thờ chúa Thác Bờ nhưng sau khi xây dựng đập thủy điện Hòa bình thì ngôi miếu đã được di chuyển lên xã Thung Nai và trở thành đền Chúa Thác Bờ Thung Nai còn ngôi đền thì được đưa lên xã Vầy Nưa, Đà Bắc trở thành đền Chúa Thác Bờ Vầy Nưa.

Đền chúa Thác Bờ Vầy Nưa được coi là đền chính thờ Chúa Thác Bờ vì đây là nơi thân xác Chúa trôi về và là ngôi đền có tuổi đời lâu năm nhất. Tại đây vẫn còn lưu giữ quả chuông cổ được đúc bằng đồng từ năm Thành Thái thứ 6 cùng hai pho tượng Chúa Thác Bờ.

Đền Vầy Nưa đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử còn đền Cao Phong ngày nay vẫn thuộc sự quản lý của tư nhân. Cả hai ngôi đền chỉ năm cách nhau khoảng hơn 1 km và cách động Động Thác Bờ tầm 15 phút đường sông. Tương truyền Động Thác Bờ chính là nơi khi xưa Chúa đã cất giấu lương thảo giúp vua Lê nuôi quân.

Bà Chúa Thác Bờ

Xem thêm:

Chúa Thác Bờ thường ngự về đồng ra sao?

Chúa Thác Bờ thường rất hay ngự về đồng. Đôi khi người ta không thỉnh Chầu Đệ Tam mà thỉnh luôn Chúa về chứng tòa Sơn Trang màu trắng rồi thả cá phóng sinh trong lễ khai đàn lập phủ.

Khi ngự về đồng Chúa thường mặc trang phục có màu trắng với quần đen kèm đai lưng màu xanh, bên hông đeo xà tích bạc. Chúa về khai cuông rồi một tay cầm mái chèo một tay cầm mồi bẻ lái dạo chơi trên dòng sông Đà.

Ngoài ra trong hàng Tứ Phủ thì Chúa thuộc thuộc thoải phủ nên khi về Chúa còn bốc thuốc chữa bệnh, dùng nước tiên cứu chữa cho người dân nên nhân dân còn gọi bà là bà chúa chữa bệnh giống chúa Đệ Tam.

Ngày Tiệc Chúa Thác Bờ

Ngày 1 tháng 4 (hoặc có thể là 12 tháng 4) âm lịch hằng năm chính là ngày tiệc Chúa Thác Bờ.

Đi lễ đền Chúa Thác Bờ cầu gì?

Khi đi lễ đền Chúa Thác Bờ thì ngoài cầu cho gia đình người thân mọi sự may mắn người ta còn cầu sức khỏe dồi dào, công việc làm ăn thuận lợi hanh thông. Cầu sự bình an, an lạc, sự thiện lành và tâm hồn luôn sáng. Tùy sở nguyện mà cầu nhưng cũng không nên cầu những thứ hư ảo không có khả năng thành sự thật.

Bà Chúa Thác Bờ

Sắm lễ đi đền Chúa Thác Bờ

Khi đi lễ đền Thác Bờ, điều quan trọng nhất đó chính là sắm lễ làm sao cho vừa đủ nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí nhất. Nếu không có thời gian chuẩn bị trước thì có thể mua tại các điểm dịch vụ gần đền, tốt nhất là nên chuẩn bị từ trước tránh tình trạng giá thành chặt chém.

Khi đi lễ đền Chúa Thác Bờ, du khách nên chuẩn bị những thứ đồ lễ cơ bản như sau:

  • Thẻ hương, tiền âm phủ, vàng mã
  • Hoa tươi, quả ngọt, xôi, chè
  • Gà luộc nguyên con, một miếng thịt lợn, một khoanh giò…

Ngoài ra để tiết kiệm thời gian nhất nhất có thể sử dụng các loại Oản lễ màu trắng dùng làm lễ vật thay thế.

Hướng dẫn cách di chuyển tới đền Chúa Thác Bờ từ Hà Nội

Nếu du khách khởi hành từ Hà Nội thì lộ trình ngắn nhất và nhanh nhất để tới đền Chúa Thác Bờ tại Hòa Bình như sau: từ trung tâm thành phố Hà Nội > đại lộ Thăng Long > tới ngã ba cao tốc Hòa Lạc thì rẽ trái vào đường Hòa Lạc – Hòa Bình thẳng tới trung tâm thành phố Hòa bình. Tới thành phố tiếp tục đi theo đường tắt 433 (ĐT433) tới huyện Đà Bắc. Sau khi qua chợ Đà Bắc thì rẽ trái dọc theo đường mòn tới xã Hiền Lương > xã Vầy Nưa > đền Chúa Thác Bờ.

hướng dẫn đi đền Chúa Thác Bờ từ Hà Nội

Tổng chiều dài quãng đường rơi vào khoảng 120km và mất tầm 3 tiếng để di chuyển từ trung tâm Hà Nội tới đền Chúa Thác Bờ nên du khách hãy lưu ý thu xếp thời gian một cách hợp lý nhất.

Lưu ý: vì đền Chúa Thác Bờ Đà Bắc và đền Chúa Thác Bờ Thung Nai nằm ở hai bên bờ khác nhau của sông Đà nên nếu như có ý định tơi thăm cả hai ngôi đền các bạn vẫn có thể đi theo lộ trình trên sau đó sử dụng dịch vụ thuyền du lịch Thác Bờ để qua sông.

Ngoài ra nếu muốn di chuyển bằng đường thủy ngắm toàn cảnh sông Đà hùng vĩ thì sau khi tới trung tâm thành phố Hòa Bình có thể tìm tới Cảng Bích Hạ. Tại đây có sẵn các dịch vụ di chuyển trên sông Đà và thăm quan đền Chúa Thác Bờ.

5/5 - (1 bình chọn)
Gia Hân

Gia Hân

Xin chào! Mình là Gia Hân, 29 tuổi đã tốt nghiệp Đại học Quốc gia và hiện đang làm việc như một nhân viên văn phòng. Mình có niềm đam mê lớn với viết blog, nấu nướng, đọc sách và du lịch.

Viết blog là một cách để Hân chia sẻ những suy nghĩ, kinh nghiệm và kiến thức của mình với mọi người. Việc sử dụng từ ngữ và sự sáng tạo để truyền tải thông điệp và chia sẻ những câu chuyện thú vị với độc giả cũng giúp tôi cảm thấy thú vị hơn mỗi ngày.

Bài viết được đề xuất