Trong thời đại sức khỏe được đặt lên hàng đầu, chỉ số Hydrogen (pH) của nước đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ an toàn cho sức khỏe của con người. Vậy chỉ số Hydrogen trong nước là gì và tại sao nó quan trọng? Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về chỉ số này cũng như cách kiểm tra hàm lượng Hydrogen trong nước chuẩn xác nhất.
Chỉ số Hydrogen trong nước là gì?
Chỉ số Hydrogen là biểu hiện của nồng độ hydro hòa tan trong nước và được xác định sau quá trình điện phân tách phân tử nước thành các ion H+ và OH-. Chỉ số đánh giá mật độ hòa tan của Hydrogen trong nước là ppb. Vậy ppb là gì?
Ppb là viết tắt của “parts per billion – một trên 1 tỷ” là đơn vị đo mật độ các chất hòa tan trong nước. Ppb cũng được biểu thị bằng đơn vị đo tương đương là 1mg / m3. Hiểu đơn giản 1 ppb Hydrogen nghĩa là sẽ có 1mg Hydro trong 1 mét khối nước.
Vậy nước Hydrogen có lợi ích gì? Hãy cùng Dr.Homie tìm hiểu tiếp nhé.
Nước Hydrogen có lợi ích gì?
Hiện nay vẫn chưa có những thí nghiệm chuyên sâu để khẳng định lợi ích trực tiếp của nước Hydrogen tới sức khỏe của con người. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nhà khoa học tin rằng Hydrogen không chỉ là nguồn nước uống tốt cho sức khỏe (*) mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cơ thể như:
- Hydro trong nước Hydrogen giúp loại bỏ các chất oxi hóa mạnh mẽ và hỗ trợ trung hòa gốc tự do, giúp ngăn chặn quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tiểu đường và tăng huyết áp.
- Giúp quá trình hấp thụ nước và khoáng chất nhanh chóng, bù nước một cách hiệu quả và duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể.
- Nước kiềm cũng là một cách hiệu quả để loại bỏ chất hữu cơ dư lượng trên bề mặt thực phẩm, giúp đảm bảo thực phẩm an toàn và sạch sẽ.
- Nước giàu Hydro thẩm thấu nhanh qua da, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, giữ cho làn da trông trẻ trung và khỏe mạnh.
Những yếu tố tạo nên chỉ số Hydrogen trong nước cao của máy tạo nước Hydrogen
Chất liệu và các yếu tố kỹ thuật trong bình tạo nước Hydrogen là những điểm quan trọng giúp tạo nên chỉ số Hydrogen cao trong quá trình điện phân nước. Một số yếu tố tạo nên chỉ số Hydrogen trong nước cao đó là:
Chất liệu tấm điện cực
Chất liệu tấm điện cực đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là tấm điện cực mạ vàng trắng có độ bền vượt trội với đặc tính dẫn điện tốt, đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài và giảm thiểu sự ăn mòn so với mạ titan trong các tấm điện cực khác. Điều này góp phần tăng cường khả năng điện phân, tạo ra khí Hydro chất lượng và đảm bảo hiệu suất ổn định.
Số lượng tấm điện cực
Số lượng tấm điện cực cũng góp phần tăng hiệu suất tạo nên chỉ số Hydrogen. Số lượng này bao gồm nhiều cặp điện cực với màng ngăn. Sự đa dạng và đồng đều trong cấu trúc tấm điện cực có tác dụng cải thiện khả năng tạo ra nước Hydrogen.
Công suất dòng điện
Công suất dòng điện đóng vai trò quyết định đó là khi công suất càng lớn, chuỗi phản ứng hóa học mạnh mẽ hơn, giúp tách khí Hydrogen từ nước nhanh chóng và làm tăng mật độ Hydrogen, đặc biệt trong quá trình điện phân.
Hàm lượng chỉ số Hydrogen trong nước bao nhiêu là tốt?
Mức hàm lượng Hydrogen trong nước được đánh giá là tốt cho sức khỏe khi dao động từ 1300 đến 1600 ppb. Chỉ số Hydrogen trong nước càng cao sẽ càng có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước chứa hàm lượng Hydrogen dưới 300 ppb ít có tác dụng đối với cơ thể con người. Để nước ion kiềm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chúng ta nên sử dụng nước có hàm lượng Hydrogen lớn, tốt nhất là nồng độ pH nằm trong khoảng 8.5-9.5.
Trong nước ion kiềm, chỉ số Hydrogen thường dao động từ 500 ppb đến 1700 ppb (tức là 1.5-1.7 ppm). Việc bổ sung 1.5-2 lít nước mỗi ngày với hàm lượng Hydrogen như trên được coi là liều lượng tối ưu để đạt hiệu quả cao nhất.
Để tính toán chính xác hơn, bạn có thể áp dụng công thức:
Cân nặng x 0.04L nước = Số lít nước cần uống.
Ví dụ, nếu cân nặng là 50kg, bạn cần bổ sung 2 lít nước ion kiềm mỗi ngày để đảm bảo sự cân bằng trong cơ thể.
Chỉ số Hydrogen trong nước trong khoảng 8.5-9.5 là tốt nhất.
Lưu ý rằng, mặc dù nước ion kiềm là tốt cho sức khỏe, nhưng người có vấn đề về thận không nên sử dụng nhiều, vì có thể tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi thận.
3 phương pháp kiểm tra chỉ số Hydrogen trong nước
Có 3 cách để kiểm tra chỉ số Hydrogen trong nước, đó là:
Xem bằng mắt thường
Nhận biết hàm lượng Hydrogen trong nước thông qua quan sát bằng mắt thường là một phương pháp đơn giản, tuy nhiên kết quả thu được không đảm bảo độ chính xác cao.
- Bước 1: Lấy mẫu nước từ máy lọc Hydrogen hoặc nước Hydrogen ion kiềm sau đó đặt vào một cái cốc.
- Bước 2: Quan sát bằng mắt thường, bạn có thể nhận biết sự hiện diện của các hạt bóng khí. Kích thước và độ mịn của bọt khí, cũng như lượng bọt màu quanh thành cốc. Bọt khí nhỏ mịn và bám lên thành cốc nhiều hơn cho thấy hàm lượng Hydrogen trong nước cao.
Đo bằng bút điện cực Trustlex
Để xác định chính xác chỉ số Hydrogen trong nước hoặc nước điện giải (ion kiềm), bạn có thể sử dụng các thiết bị đo như ENH-1000, ENH-2000 của thương hiệu Trustlex (Nhật Bản). Đây là các thiết bị đo phổ biến, được nhiều đơn vị nghiên cứu và các nhãn hiệu máy lọc nước ion kiềm trên toàn cầu sử dụng để kiểm tra trong các phòng thí nghiệm.
- Bước 1: Rót vào cốc một lượng nước vừa đủ.
- Bước 2: Đặt đầu bút đo Trustlex vào cốc nước đã chuẩn bị.
- Bước 3: Quan sát chỉ số Hydrogen trên màn hình của thiết bị để biết kết quả cuối cùng. Thiết bị sẽ hiển thị chính xác hàm lượng Hydrogen trong nước, thông tin từ thiết bị này được đánh giá là đáng tin cậy.
Test kit xúc tác gốc Platin Colloidal Platinum
Đây cũng là một phương pháp phổ biến để đo chỉ số Hydrogen trong nước, với độ chính xác cao.
- Bước 1: Đổ nước vào cốc thử sao cho nước đến ngang vạch màu vàng.
- Bước 2: Thêm dung dịch đi kèm vào cốc nước đã chuẩn bị và lắc đều khoảng 10 giây.
- Bước 3: Quan sát màu sắc trong cốc nước và so sánh với bảng quy đổi có sẵn trên bao bì của kit test. Sự thay đổi màu sắc sẽ tương ứng với nồng độ Hydrogen trong nước.
Hàm lượng Hydrogen là một yếu tố quyết định chất lượng của nước mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Việc kiểm tra chỉ số Hydrogen trong nước là một phương thức hiệu quả để đảm bảo rằng nước chúng ta uống không chỉ ngon miệng mà còn đáp ứng các tiêu chí an toàn cho sức khỏe.