Chùa Hòe Nhai và bức tượng “Vua Sám Hối” có một không hai

chùa hòe nhai

Chùa Hòe Nhai hay còn được gọi với tên khác là Hồng Phúc Tự ,chùa tọa lạc tại địa chỉ số 19 phố Hàng Than thuộc phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội.

Chùa được xây dựng vào thời hậu Lý, ban đầu diện tích của chùa khá lớn nhưng tới thời Pháp thuộc thì đã dần bị thu hẹp lại. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại Hà Nội mang nhiều nét giá trị văn hóa quan trọng. Đây được coi là “chốn tổ” của môn phái Tào Động, một trong những thiền phái lớn nhất của Phật giáo tại Việt Nam.

Về lịch sử chùa Hòe Nhai

Kể lại rằng trước đây những người thi cử đỗ đạt đều tới chùa để trồng một cây Hòe làm kỷ niệm bởi vì một đời cây Hòe cũng ngang bằng với một đời người. Có những giải thích khác rằng thời xưa người ta thường quy hoạch theo kiểu “đông Hòe, tây Liễu” nghĩa là phía đông kinh thành thì thường trông cây Hòe còn phía tây thành thì hay trông cây Liễu. Tới nay ngay tại khu vực phố Hàng Than còn có một con phố nhỏ được đặt tên là phố Hòe Nhai.

Điểm đặc biệt nhất của ngôi chùa này chính là bức tượng mang tên “Vua Sám Hối” hay “Phật cưỡi Vua” trong chùa với hình ảnh một vị Phật đang ngồi lên lưng của Vua Lê Hy Tông. Bức tượng được đặt ở góc phải ngay sau chính điện. Đây là bức tượng có một không hai ở Việt Nam, tất cả những ai đã từng được chiêm ngưỡng bức tượng này đều không khỏi sự ngạc nhiên và ngỡ ngàng khi được nghe về sự tích ra đời của bức tượng.

tượng vua sám hối
Pho tượng “Vua sám hối” hay “Phật cưỡi Vua” tại chùa Hòe Nhai

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, bức tượng có nguồn gốc từ thời vua Lê Hy Tông (1663-1716). Vào những năm 1678, Vua ban lệnh đuổi hết tăng ni lên rừng, nếu ai không nghe lệnh sẽ bị quy vào trọng tội phải đem xử trảm. Đây là thời kỳ rất đen tối của Phật giáo tại Việt Nam.

Lúc này, thiền sư Chân Dung Tông Diễn đã dâng lên Vua một chiếc hộp nói là ngọc quý nhưng bên trong chỉ có một tờ sớ chép lại những ảnh hưởng tích cực mà Phật giáo đem lại. Chủ yếu kể về những sự việc mà các đời Lý, Trần vì coi trọng Phật giáo mà quốc gia hưng thịnh, người dân không sân si, phạm tội khiến Phật giáo như một báu vật quốc gia.

Sau khi đọc xong, vua như chợt nhận ra lập tức cho người mời nhà sư vào để cúi mình nhận lỗi đồng thời hủy lệnh cấm đối với Phật giáo mà mình đã ban ra. Vua Lê Hy Tông hứa với thiền sư Tông Diễn rằng ông sẽ thay đổi và cho người tạo ra bức tượng Phật ngồi trên lưng đặt tại chùa Hòe Nhai. Đây chính là bức tượng có một không hai trong các tác phẩm điêu khắc của Phật giáo từ xưa tới nay tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Từ đời Hòa thượng Thủy Nguyệt đến nay, ngôi chùa đã có tất cả 48 vị tổ sư, một số vị đã được triều đình sắc phong như vị sư Trần Văn Chức được vua Lê Hiển Tông phong vào năm Cảnh Hưng thứ 11. Nguyên Pháp chủ Hội Phật giáo Việt Nam là hòa thượng Thích Đức Thuận cũng đã từng làm trụ trì của chùa Hòe Nhai.

Ngôi chùa cũng đã từng diễn ra những cuộc họp tăng ni phật tử của Thủ đô để cử ra đại biểu yết kiến chính phủ cách mạng sau cách mạng tháng tám năm 1945. Và cũng ngay tại nơi này đã diễn ra sự kiện thành lập Hội Phật giáo cứu quốc.

Vào Năm 1989, chùa Hòe Nhai đã được xếp vào hạng di tích cấp quốc gia. Tới nay, chùa đã được sửa chữa, cải tạo và nâng cấp để trở thành một điểm du lịch hấp dẫn thu hút được du khách từ nhiều nơi trên khắp mọi miền tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm:

Về kiến trúc chùa Hòe Nhai

chùa hòe nhai

Chùa Hòe Nhai được xây dựng trên mặt diện tích rơi vào khoảng 3000 mét vuông, chia làm hai tòa bái đường 5 gian, 3 gian chính điện và 7 gian nhà tổ. Chính điện phía trước và nhà tổ phía sau cùng các tăng phòng. Tại thượng điện vẫn còn lưu giữ nhiều bức chạm trổ hình tứ linh và các cửa võng sơn son thếp vàng.

Chùa có lưu giữ rất nhiều các pho tượng phật được xếp thành 6 lớp với tổng số lượng lên tới 68 pho. Những bức tượng được tạo nên từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, gỗ, đất nện và tất cả đều được sơn son thếp vàng với một màu lộng lẫy.

Ngoài ra nơi đây còn có 28 tấm bia cổ. Tấm cổ nhất có niên đại vào năm Chính Hòa 24 (1703), trên bia có khắc rõ vị trí chùa ở phường Hòe Nhai, Đông Bộ Đầu tức Bên Đông. Nhờ những thông tin trên tấm bia này mà các nhà lịch sử học đã có thể xác định được địa điểm diễn ra trận chiến đánh đuổi quân Nguyên ngày 29/1/1258 mà lịch sử ghi chép lại là chiến thắng Đông Bộ Đầu.

Đánh giá bài viết
Gia Hân

Gia Hân

Xin chào! Mình là Gia Hân, 29 tuổi đã tốt nghiệp Đại học Quốc gia và hiện đang làm việc như một nhân viên văn phòng. Mình có niềm đam mê lớn với viết blog, nấu nướng, đọc sách và du lịch.

Viết blog là một cách để Hân chia sẻ những suy nghĩ, kinh nghiệm và kiến thức của mình với mọi người. Việc sử dụng từ ngữ và sự sáng tạo để truyền tải thông điệp và chia sẻ những câu chuyện thú vị với độc giả cũng giúp tôi cảm thấy thú vị hơn mỗi ngày.

Bài viết được đề xuất