Giới thiệu về Chùa Hương
Chùa Hương thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội. Là tên gọi của một quần thể di tích gồm rất nhiều những ngôi chùa, đền và hang động được xếp vào hàng di tích lịch sử và văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam, nơi đây được thiên nhiên ưu ái có những cảnh sắc hữu tình, thiên nhiên vô cùng tuyệt đẹp. Hằng năm, chùa Hương thu hút được rất nhiều du khách đổ về đây không chỉ để xin tài lộc, may mắn mà còn để thưởng thức và chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên phong phú cùng với những thứ đặc sản vô cùng độc đáo mà chỉ nơi đây mới có.
Có thể nói chùa Hương Tích là một trong những ngôi chùa có lịch sử tồn tại lâu nhất tại Việt Nam, có nien đại lên tới hàng nghìn năm về trước. Truyền lại rằng, chùa được xây dựng vào đời Trần từ thế kỷ 13 và được mệnh danh là ngôi chùa được dựng trên ngọn núi đẹp nhất.
Sự tích chùa Hương gắn liền với câu chuyện về công chúa Diệu Thiện, dân gian thường gọi là bà Chúa Ba vốn là ứng thân của Quan Thế Âm Bồ Tát đã tu hành và đắc đạo thành phật nơi đây vào đúng ngày Phật Đản 19 tháng 2 âm lịch.
Vào năm Ất Dậu 1885, một trận hỏa hoạn lớn đã thiêu cháy phần lớn ngôi chùa. Mãi cho tới năm 1901 ngôi chùa mới được trùng tu và xây dựng lại và được vua Bảo Đại lựa chọn lấy hình ảnh khắc vào Anh Đỉnh đặt tại Đại Nội Huế vào năm 1936.
Chùa Hương được bộ văn hóa thông tin Việt Nam xếp vào hạng di tích và thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1990.
Chùa Hương thờ ai?
Quần thể chùa Hương thờ rất nhiều những vị thần, phật trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam như:
- Động Hương Tích: thờ Quan Âm Bồ Tát
- Đền Trình: thờ Quan Tư Mã hùng Lang, người có công chống giặc dưới thời Hùng Vương thứ 6
- Đền Cửa Võng (đền Trấn Song): thờ bà Chúa Thượng Ngàn – Lê Mại Thánh Mẫu
- Các chùa khác thờ ngũ hổ cùng tín ngưỡng cá thần.
Xem thêm:
Đi chùa hương cầu gì?
Theo quan niệm của người dân từ xưa, muốn có con cái thì tới chùa Hương. Chính vì thế có rất nhiều người tới đây với mong muốn cầu được con cái như ý muốn.
Ngoài ra khi đến đây, người ta thường cầu Phật sẽ dang tay che chở, bảo vệ cho gia đình bình an, tài lộc công danh tăng tiến.
Lưu ý: khi vào chùa bạn nên vào bằng cửa phía bên tay phải và ra bằng cửa phía bên tay trái, không nên đi vào ô cửa ở giữa.
Hội Chùa Hương được tổ chức vào thời gian nào trong năm?
Lễ hội chùa Hương thường được tổ chức từ độ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch hằng năm. Cụ thể là từ ngày 6 tháng 1 tới tháng 3 âm lịch. Chính hội là vào ngày rằm tháng giêng tới ngày 18 tháng 2 âm lịch. Trong khoảng thời gian này rất nhiều du khách phật tử bốn phương nô nức trở về đây trẩy hội, cúng bái tạo nên một nét văn hóa đậm chất tâm linh.
Trụ trì chùa hương hiện nay là ai?
Hiện nay trụ trì chùa Hương là thượng tọa Thích Minh Hiền, là phó trưởng ban Văn hóa Trung ương của Giáo hội Phật giáo tại Việt Nam.
Chùa hương có gì đặc biệt?
Khi tới chùa Hương, ngoài để thắp hương cầu Phật. Chùa Hương còn có những nét đặc sắc riêng mà chỉ nơi đây mới có như:
Cảnh đẹp chùa Hương:
Suối yến chùa Hương: Nằm trong quàn thể chùa Hương, con suối với chiều dài khoảng 4km nối liền với Sông Đáy có hình dáng như đuôi con chim Yến xòe ra. Mỗi mùa nở rộ, dòng suối này lại được phủ một lớp màu hồng rực của những bông hoa súng trải dài xuyên khắp dòng suối uốn lượn quanh co thu hút được rất nhiều du khách đến đây chụp ảnh.
Động Hương Tích: Năm ở độ cao 900m trên mặt nước biển, đây có thể được coi là trung tâm của toàn khu di tích quần thể chùa Hương. Động Hương Tích mang một vẻ đẹp kỳ ảo được mệnh danh là Nam Thiên Đệ Nhất Động. Là nơi mà mọi du khách đều dừng chân ghé thăm mỗi lần tới chùa Hương. Có câu rằng, nếu ai tới chùa Hương mà chùa vào động Hương Tích thì chùa phải là đi chùa Hương.
Đặc sản chùa Hương:
Tại chùa Hương, bạn có thể thưởng thức các món đặc sản và mua về làm quà phải kể đến như: Chè củ mài ,chè lam, rượu mơ hay rau sắng chùa Hương…
Kinh nghiệm khi đi Chùa Hương
Vì vị trí địa lý nằm không quá xa trung tâm thủ đô Hà Nội, việc di chuyển tới chùa Hương có thể nói là rất dễ dàng và tiện lợi. Có rất nhiều cách để có thể tới chùa Hương như:
Đi tour: Các bạn du lịch từ nơi xa có thể lựa chọn đi tour tránh mất thời gian và rất tiện lợi. Hiện nay có rất nhiều các dịch vụ dẫn tour chùa Hương giá cả hợp lý, chỉ cần một vài thao tác tìm kiếm trên internet là có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một dịch vụ ưng ý nhất.
Xe bus: Nếu muốn tiết kiệm, các bạn có thể di chuyển tới chùa Hương bằng xe bus. Tại Hà Nội, những tuyến xe bus di chuyển tới chùa Hương phải kể đến như xe bus số 78, 211 từ bến xe Mỹ Đình đến bến xe Tế Tiêu có giá vé khoảng 20.000vnđ với lưu lượng 20 tới 30 phút 1 chuyến. Ngoài ra từ bến xe Giáp Bát cũng có xe bus số 215 tới bến xe Hương Sơn hoạt động hầu như tất cả các buổi ban ngày.
Thời tiết khi đi chùa hương
Vào mỗi dịp lễ hội tháng giêng hằng năm, nhiệt độ tại Hà Nội thường dao động từ 13 tới 18 độ, không rét nhưng cũng không nóng và thường hay có mưa nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, thoải mái và đủ ấm. Ngoài ra vì các điểm tham quan nơi đây thường phải đi bộ rất nhiều nên hãy lựa chọn cho mình một đôi giày chắc chắn và êm chân sẽ giúp cho quá trình tham quan chùa Hương trở nên dễ dàng hơn.
Hiện nay để phục vụ nhu cầu du lịch và phát triển kinh tế, từ năm 2006 hệ thống cáp treo đã được xây dựng và hoàn thành giúp rút ngắn thời gian di chuyển của du khách từ chùa Thiên Trù tới động Hương Tích với quãng đường hơn 1km.
Hi vong bài viết trên mà Kiến Không Ngủ đem lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về chùa Hương cũng như có thêm một chút lưu ý và kinh nghiệm nếu có ý định tham quan chùa Hương trong tương lai gần.