Cô Đôi Cam Đường là ai?
Cô Đôi Cam Đường không phải là một nhân vật thuộc hệ thống Tứ Phủ Thánh Cô mà “Cô Đôi Cam Đường” ở đây chỉ mang nghĩa đơn giản là hai cô gái quê gốc tại đất Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh sau hiển linh trên đất Cam Đường nên dần được người dân gọi là Cô Đôi Cam Đường.
Cô Đôi Cam Đường là hình ảnh tượng trưng của một nhân thần chịu khó chịu thương và mang hình bóng dáng dấp của người phụ nữ Việt Nam cần cù, tần tảo.
Sự tích Cô Đôi Cam Đường
Lúc bấy giờ, vùng Lào Cai vốn là một nơi giao thương tấp nập, thương nhân buôn bán từ khắp nơi trên mọi miền đều quy tụ tại đây để tham gia buôn bán. Có hai cô gái trẻ quê tại vùng Đình Bảng, Bắc Ninh đã cùng nhau tới đây để buôn bán tơ lụa vải vóc và trao đổi các sản phẩm khác tại khu vực làng Chiềng On. Thực ra, hai cô đều là người của triều đình được giao cho nhiệm vụ lên vùng Lào Cai thăm dò tình hình giặc Thanh nhằm giúp đỡ quân kháng chiến.
Mặc dù không hề hay biết về thân thế nhưng người dân làng Chiềng On nơi đây đều rất quý mến hai cô, mối quan hệ giữa hai cô gái và dân làng rất thân thiết và khăng khít. Bẵng đi sau đó, dân làng không còn thấy hai cô tới bán vải nữa cho tới một hôm có người phát hiện ra xác của hai cô trôi theo dòng suối dạt về làng. Dân làng ai cũng xót thương và lập một ngôi miếu thờ hai cô tại nơi đây. Có người nói, trong lúc bí mật hỗ trợ tiếp tế cho quân ta chống giặc hai cô gái đã bị phát hiện và giết chết, sau đó xác hai cô gái bị ném trôi theo dòng suối trôi về làng Chiềng On.
Điều lạ lùng sau đó là dân làng Chiềng On đều làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu… Người ta cho rằng đó là do hai cô gái trẻ đã linh ứng phù hộ cho người dân nơi đây có một cuộc sống hạnh phúc và no ấm. Sau đó nhờ tiếng lành đồn xa mà ngoài dân làng ra, nhiều du khách hàng hương phương xa cũng đã đến đây để chiêm bái miếu hai cô và tưởng nhớ công ơn hai cô đã đóng góp. Ngôi miếu thờ hai cô sau này đã được tu sửa và xây dựng lại thành Đền Cô Đôi Cam Đường như ngày nay.
Đền Cô Đôi Cam Đường
Đền Đôi Cô Cam Đường có địa chỉ tại thôn Chiềng On, xã Cam Đường hay thuộc phường Bình Minh, thành phố Lào Cai chính là đền thờ Đôi Cô.
Trải qua nhiều biến cố chiến tranh lịch sử, đền Đôi Cô vẫn tồn tại đến ngày nay đã được tu sửa và xây dựng lại thành một nơi rộng rãi an khang đáp ứng được những nhu cầu và hoạt động văn hóa tâm linh của những du khách trên mọi miền về đây ghé thăm.
Hướng dẫn di chuyển tới đền Đôi Cô Cam Đường từ Hà Nội
Di chuyển bằng ô tô, xe khách: Để tới đền Đôi Cô thì ô tô có thể nói là tiện lợi nhất hiện nay. Với tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai thì việc di chuyển từ Hà Nội tới đền Cô Đôi chỉ rơi vào tầm 4 giờ với tổng thời gian di chuyển vào khoảng 280km với lộ trình như sau:
Nội thành Hà Nội > Cầu Nhật Tân > đường Võ Nguyên Giáp > đường Võ Văn Kiệt > cao tốc Nội Bài – Lào Cai > tới thành phố Lào Cai rẽ vào đường Bình Minh > đường Trần Hưng Đạo > đền Đôi Cô Cam Đường.
Di chuyển bằng tàu hỏa: Trước tiên tại Hà Nội các bạn có thể mua vé tàu tuyến Hà Nội – Lào Cai tại bất kỳ ga tàu hỏa nào với giá vé rơi vào khoảng trên dưới 100.000vnđ/người. Sau khi tới ga Lào Cai các bạn có thể bắt xe ôm hoặc taxi để di chuyển thẳng tới đền Cô Đôi nằm cách đó chừng 10km.
Hầu giá Cô Đôi Cam Đường
Vì không nằm trong hệ thống thần linh Tứ Phủ nên Cô Đôi Cam Đường chỉ được thỉnh sau giá Cô Bé. Khi ngự về đồng cô thường mặc trang phục màu xanh lá, buộc khăn mỏ quạ, trên đầu đeo nón quai thao giống như dân Kinh Bắc. Vai đỡ đòn gánh hai đầu đựng vải vóc, tơ lụa.
Xem thêm:
Bản văn Cô Đôi Cam Đường
Dưới đây là bản văn Cô Đôi Cam Đường được Oản Tài Lộc sưu tầm:
Lòng thành thắp một tuần hương
Dâng văn sự tích Cam Đường tiên cô
Quê nhà ở đất xưa Đình Bảng
Dòng nối dòng buôn bán vải tơ
Cô quản gì nắng sớm chiều mưa
Cong cong đòn gánh sớm trưa cho đời
Nào tơ lụa vải sồi lĩnh tía
Đủ mặt hàng chẳng thiếu thức chi
Chiều chiều quảy gánh ra đi
Lung linh got ngọc quảy đi cho đời
Cô tới đâu hoa cười chim hót
Các bản làng nhẹ gót thênh thênh
Suối khe đồi núi gập ghềnh
Vải tơ đem đến ấm tình ngược xuôi
Dân đâu đấy nhớ người tiên nữ
Dáng thanh thanh mắt tựa sao sa
Thơm thơm tóc phượng dà dà
Hây hây má phấn da ngà lưng ong
Núm đồng tiền dáng trông ngọc thuyết
Nở nụ cười vẻ nguyệt in hoa
Khăn vuông đen thẫm đậm đà
Lưng đeo xà tích tai hoa bấm vàng
Áo đổi vai dịu dàng vạt thắt
Mối lưng bao nhiệm nhặt đường cong
Tư trời sánh với trăng trong
Công dung ngôn hạnh đức cùng thanh tao
Sở mãn hạn thiên tào bỗng gọi
Trở về trời để lại nhớ thương
Người tiên gửi đất Cam Đường
Dấu tiên để lại bốn phương phụng thờ
Thuở sinh thời vải tơ đem đến
Lúc về trời vẫn hiện đêm khuya
Canh ba quảy gánh đi về
Tay tiên hái quả trẩy huê cho đời
Sang canh tư dạo chơi các bản
Gọi chim rừng gợi sáng canh năm
Anh linh nức tiếng bốn phương
Có cô tiên nữ Cam Đường thiêng thay
Dân đâu đó đêm ngày nguỡng mộ
Đội ơn cô tế độ sinh nhân
Ban tài tiếp lộc xa gần
Kêu sao được vậy nhân dân ơn nhờ
Đoi đãy nải thủa xưa ghi lại
Cô Cam Đường tiếng mãi mai sau
Hôm nay dâng tiến văn chầu
Cung đàn tiếng hat đôi câu tâm thành
Cô về lai giáng điện đình
Xin cô bốn chữ khang ninh thọ trường
Hát văn Cô Đôi Cam Đường – Xuân Hinh
Ngày tiệc Cô Đôi Cam Đường
Hằng năm vào ngày 13 tháng 9 âm lịch là ngày tiệc chính của Cô Đôi Cam Đường. Vào ngày này tại đền Cô Đôi Cam Đường rất nhiều du khách trên khắp mọi miền cả nước đổ về đây để thăm quan cũng như lễ bái cầu mong đôi cô phù hộ.
Ngoài ra còn có những ngày lễ hội khác trong năm được diễn ra tại đây như:
- Lễ Tết Thượng Nguyên (ngày 10 tháng 1 âm lịch)
- Lễ vào hè (ngày 10 tháng 4 âm lịch)
- Lễ ra hè (ngày 10 tháng 7 âm lịch)
Đi lễ Cô Đôi Cam Đường cầu gì?
Chính nhờ sự tích về Cô Đôi cho rằng từ khi lập miếu thờ, công việc làm ăn của người dân nơi đây đã trở nên rất phát đạt, cuộc sống no đủ hạnh phúc. Chính vì thế nên những người tới thờ Cô Đôi Cam Đường đều để xin sự buôn may bán đắt, công việc làm ăn phát đạt và thuận lợi.
Dâng lễ Cô Đôi Cam Đường
Ngoài những lễ vật thông thường như lễ chay (hoa tươi, quả ngọt, hương nhang…) hay lễ mặn (xôi, giò, thịt…) thì các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm oản lễ màu xanh lá.
Các sản phẩm oản lễ ấp đều được làm từ những những loại nguyên liệu tươi mới nhất sau đó bằng đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trang trí đã cho ra đời những thành phẩm Oản dùng để dâng lễ đẹp mắt, tinh tế mà vẫn giữ nguyên được những giá trị và ý nghĩa vốn có của một sản phẩm dâng lễ.