Đền Ghềnh linh thiêng và câu chuyện về mộ công chúa Ngọc Hân

đền ghềnh

Đền Ghềnh từ lâu đã được biết tới như một điểm lễ bái cầu bình an, tài lộc rất linh thiêng không những với người dân tại thủ đô Hà Nội mà còn với cả con hương đệ tử hay những du khách thập phương.

Đền Ghềnh ở đâu?

Đền Ghềnh còn được biết đến với cái tên “Thiên Quang linh từ”, đền nằm ngay rìa ngoài đê sát với sông Hồng cạnh cầu Chương Dương thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Khu vực này là nơi có rất nhiều các di tích văn hóa gắn liền với những sự kiện lớn theo dòng lịch sử như Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã từng chọn nơi đây làm đại bản doanh trong công cuộc chống lại sự xâm lược của nhà Minh.

Cái tên đền Ghềnh chỉ là cách gọi của người dân địa phương do trước kia tại vị trí này nước sông thường chảy dữ cuộn thành ghềnh khiến rất nhiều thuyền bè đi lại trên sông bị chìm và cuốn trôi. Nhưng điều kỳ lạ là ngôi miếu thờ Thủy thần tại đây lại có tên là Thiên Tiên Cổ Điện nghĩa là miếu cổ thờ Tiên trên trời. Do vị trí nằm sát bờ sông Hồng nên trải qua tháng năm ngôi miếu đã bị sạt lở không ít lần và đều được xây dựng và cải tạo lại. Thế nhưng để có thể trở thành đền Ghềnh như ngày nay thì tất cả là do câu chuyện bi thương về Ngọc Hân Công Chúa – Hoàng hậu của vua Quang Trung dưới thời Tây Sơn.

đền ghềnh

Câu chuyện về Ngọc Hân Công Chúa

Công chúa Lê Ngọc Hân vốn là con của Vua Lê Hiển Tông và Hoàng hậu Nguyễn Thị Huyền. Là Bắc Cung Hoàng Hậu của Vua Quang Trung dưới thời Tây Sơn.

Từ khi còn nhỏ, Ngọc Hân công chúa đã rất nổi tiếng vì ngoại hình xinh đẹp, tài giỏi. Công chúa được coi như là một nữ thi sĩ tài sắc vẹn toàn trong nên văn chương cổ tại Việt Nam. Vào năm 16 tuổi, nàng được gả cho Bắc Bình vương Tây Sơn Nguyễn Huệ và được phong làm Bắc Cung Hoàng Hậu.

Với tài đức của mình cùng sự trinh liệt. Đến ngày nay người đời vẫn còn truyền nhau về câu chuyện bi thương của công chúa Ngọc Hân, người được cả Thăng Long gọi là “Chúa tiên” nhờ tài sắc vẹn toàn, xuất chúng của mình.

Mối tình giữa công chúa và chồng mình chỉ vỏn vẹn 6 năm vì sự ra đi đột ngột của Vua Quang Trung đã khiến vị mẫu nghi thành Thăng Long đổ máu khóc chồng và gửi gắm vào tác phẩm “Ai tư vãn” của mình. Bảy năm sau khi Vua Quang Trung mất, bà đã cùng theo chồng ra đi vào cõi vĩnh hằng.

công chúa Ngọc Hân

Lịch sử của đền Ghềnh

Sau khi nhà Nguyễn lên nắm quyền đã tìm cách tiêu diệt những người có mối quan hệ với nhà Tây Sơn trước đó. Bà Nguyễn Thị Huyền vì thương xót cho phận con gái mình nên đã bí mật tìm cách đưa hài cốt Công chúa Lê Ngọc Hân về an táng tạng quê nhà tại làng Nành, Gia Lâm.

Bất chấp lệnh cấm việc thờ phụng của triều Nguyễn, nhân dân trong suốt 200 năm vẫn bí mật thờ Công chúa Lê Ngọc Hân tại đền này dưới danh nghĩa thờ Mẫu Thoải.

Tới thời vua Minh Mạng, có người đã đem câu chuyện này tâu lên triều đình Huế thời bấy giờ. Ngay lập tức triều đình Huế đã hạ lệnh đào mộ công chúa Ngọc Hân lên và ném xương cốt nàng xuống sông. Nơi hài cốt công chúa bị ném xuống nay thuộc địa phận làng Ái Mộ.

Tiếc thương cho cuộc đời tài hoa nhưng bạc mệnh của công chúa, người dân làng Ái Mộ đã lập miếu thờ công chúa ngay chính tại bờ sông nơi vớt được hài cốt của nàng. Nhiều năm sau đó do sự xói mòn của đôi bờ sông mà ngôi miếu nhỏ đó cũng đã bị cuốn trôi bởi lũ.

Mãi tới năm 1858, cụ Đặng Thị Bản đã đóng góp công đức để cải tạo lại đền chùa ở Ái Mộ, Lâm Du, Phú Viên trong đó có đền Ghềnh nơi thờ Công chúa Ngọc Hân cùng hai người con của mình.

Trải qua nhiều lần bị hủy hoại do chiến tranh. Tới ngày nay đền Ghềnh vẫn còn được những thế hệ sau này của cụ Đặng Thị Bản và người dân xung quanh gìn giữ và cải tạo. Những người kế tục việc trông giữ ngôi đền là con cháu cụ Đặng Đình và đều là những người có căn duyên.

Xem thêm:

Kiến trúc của đền Ghềnh

Cổng vào đền Ghềnh được thiết kế theo lối kiến trúc Tam Quan. Phía trong đền được chia thành các gian chính như: điện thờ Mẫu, điện Sơn Trang, nhà tổ, nhà khách và khu vực phụ trợ. Trong đền còn lưu giữ được nhưng di vật cổ quý giá như qua chuông thời Vua Tự Đức, cỗ kiệu được chạm trổ tinh xảo và nhiều bức hoành phi câu đối…

Giữa sân đền có ban thờ ông Hồ (Quan Thanh Tra) quay mặt vào chính điện. Phía trong chính điện là nơi thờ Công chúa Ngọc Hân được sơn son thếp vàng lộng lẫy. Bên ngoài chính điện còn có các ban thờ Tứ Vị Thánh Chầu, ban Công Đồng, Ngũ Vị Tôn Ông cùng Tứ Phủ Thánh Cậu.

Kiến trúc đền Ghềnh

Ngoài ra đây còn là nơi thờ phối một trong Tam Tòa Thánh Mẫu Thánh – Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thượng Ngàn.

Với các di vật quý giá tại đền, ngay nay đền Ghềnh đã trở thành một địa điểm bái lễ tâm linh được rất nhiều du khách trên khắp cả nước biết tới và đến thăm. Hệ thống điện Thần tại đây cũng có chút khác biệt so với các điện Thần Tứ Phủ thường thấy như:

  • Chính điện chỉ có tượng Ngọc Hân Công Chúa (được cho là Mẫu Thoải) mà không có Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn hay Mẫu Địa
  • Cách bài trí thờ Tứ Phủ Thánh Chầu không giống với các nơi khác như Phủ Dầy, Phủ Tây Hồ hay đền Mẫu Lạng Sơn…
  • Thường thì tượng thờ các Tứ Phủ Quan Hoàng như Quan Hoàng BơQuan Hoàng BảyQuan Hoàng Mười hay được đặt tại ban Công Đồng, phía trước Ngũ Vị Tôn Ông nhưng tại đền Ghềnh lại được đặt ở hai bên quay mặt vào chính điện.
  • Nơi thờ Tứ Phủ Thánh Cậu tại đền Ghềnh được đặt ở trước cửa lầu Sơn Trang. Rất hiếm khi thấy nơi nào thờ Tứ Phủ Thánh Cậu tại chính điện mà chỉ có lầu Cô, lầu Cậu phía trước đền.

đền ghềnh cổ

Ngày hội đền Ghềnh

Ngày hội đền Ghềnh thường được tổ chức từ mồng 1 tháng 8 tới ngày 12 tháng 8 âm lịch hằng năm. Lễ hội lần đầu tiên được tổ chức vào khoảng năm 1889 để tưởng nhớ Công chúa Lê Ngọc Hân và thể hiện những mong muốn của người dân có một mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no và may mắn.

Chính hội đền Ghềnh là trong khoảng mồng 3 tháng 8 tới ngày mồng 6 tháng 8. Đây là khoảng thời gian đền tổ chức các lễ hội trò chơi, chương trình hát văn vô cùng đặc sắc cùng các lễ vật phong phú được dâng lên tại đây.

Năm 2013 nhân kỷ niệm 10 năm thành lập quận Long Biên, lễ hội đền Ghềnh đã được tổ chức với một quy mô rất lớn nhằm tái hiện lại những truyền thống xưa của lễ hội đền Ghềnh, thu hút được rất nhiều du khách gần xa trên khắp cả nước tới xem và tham dự.

5/5 - (1 bình chọn)
Gia Hân

Gia Hân

Xin chào! Mình là Gia Hân, 29 tuổi đã tốt nghiệp Đại học Quốc gia và hiện đang làm việc như một nhân viên văn phòng. Mình có niềm đam mê lớn với viết blog, nấu nướng, đọc sách và du lịch.

Viết blog là một cách để Hân chia sẻ những suy nghĩ, kinh nghiệm và kiến thức của mình với mọi người. Việc sử dụng từ ngữ và sự sáng tạo để truyền tải thông điệp và chia sẻ những câu chuyện thú vị với độc giả cũng giúp tôi cảm thấy thú vị hơn mỗi ngày.

Bài viết được đề xuất