Đình Phúc Xá hay còn được gọi là đình Bắc Biên hay đền Cơ Xá có địa chỉ tại tổ dân phố số 8 phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Ngoài ra cái tên đền Cơ Xá cũng là tên gọi trước đây được đặt theo di tích địa danh làng Cơ Xá nằm ở phía bờ nam sông Hồng.
Làng Phúc Xá
Phúc Xá là tên một xã dưới thời Nguyễn thuộc xã Bắc Biên, tổng Gia Thụy. Đây là một địa danh nơi có rất nhiều các di tích lịch sử văn hóa, là một thôn thuộc Cơ Xá cũ nằm tại bờ Bắc của sông Hồng, xưa thuộc đất của kinh thành Thăng Long cũ.
Từ thời Lý, làng Cơ Xá còn được gọi là Ân Xá. Cùng với các làng Gia Quất, Gia Thượng xung quanh đều là những làng cổ có lịch sử gắn liền với thành Điêu Diêu vào thế kỷ 15 thì Bắc Biên cũng là một địa danh được nhắc đến trong những trang sử vẻ vang về người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dân tộc vào thời Lý thế kỷ 11.
Lịch sử đình Phúc Xá
Có lịch sử khởi nguồn từ đền Cơ Xá, trải qua các giai đoạn lịch sử và sự thay đổi của địa hình tự nhiên khu vực mà đền đổi tên lại thành Phúc Xá thuộc làng Bắc Biên. Vị trí ban đầu của đền là ở bờ hữu sông Hồng, sau chuyển sang bãi giữa và cuối cùng là nằm tại đất bờ Bắc sông Hồng. Vì có sự thay đổi về vị trí nên di tích cũng được chuyển từ đền sang đình nhằm phục vụ mục đích là nơi thờ phụng Thành Hoàng làng và tổ chức lễ hội.
Phúc Xá là một vùng đất có thể coi là địa linh nhân kiệt, có rất nhiều những công trình văn hóa tâm linh nằm trên vùng đất này trong đó riêng tại làng đã có tận 4 công trình gồm chùa, đình và 2 ngôi đền khác. Trong số những công trình kiến trúc này thì đình Phúc Xá được coi là nổi tiếng nhất. Từ rất lâu về trước, đình Phúc Xá đã là một nơi thu hút được rất nhiều người dân Thăng Long lẫn du khách gần xa trên khắp đất nước đến thăm quan, lễ bái.
Nhờ tài đức và công tích của các vị Thành Hoàng nơi đây cùng với tiếng tăm lẫy lừng của vị anh hùng Lý Thường Kiệt đã chinh phục được long dân và thong đến tận trời, đất. Sau khi mất, các Ngài đều đã trở nên bất tử và được người dân làng tôn vinh là Thành Hoàng làng phù hộ và che chở cho người dân nơi đây có một cuộc sống bình yên, ấm no.
Xem thêm:
Kiến trúc thiết kế đình làng Phúc Xá
Đình Phúc Xá mang lối kiến trúc giống như mọi ngôi đình làng thường thấy khác tại địa phương. Đình có khởi nguồn xây dựng rất sớm với chức năng chính là để thờ phụng các vị Phúc Thần và là nơi để tổ chức lễ hội. Các nếp kiến trúc cổ ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ tỏa bóng mát tạo di tích một vẻ đẹp huyền bí và thâm nghiêm. Các công trình kiến trúc của đình Phúc Xá gồm: Cổng, sân, tòa kiến trúc kiểu chữ Đinh, nhà Tả, Hữu mạc.
Ngoài những trị tâm linh, đình Phúc Xá còn là nơi lưu giữ những di vật mang tính chất lịch sử như: hai quả chuông lớn có tên “An Xá tự chung” và “Am Xá tự chung” lần lượt được đúc vào năm Phúc Thát thứ 5(1647) và năm Chính Hòa thứ 11 (1690), 2 tấm bia dựng vào thời nguyễn ghi chép lại công việc trùng tu di tích, 8 câu đối ca ngợi chiến công của Lý Thường Kiệt, 7 đạo sắc phong thời Nguyễn. Đây là những hiện vật được trang trí bằng nghệ thuật đục chạm trên đá rất công phu và tinh xảo.
Lễ hội được tổ chức tại làng Phúc Xá
Hội làng Phúc Xá là một trong những lễ hội lớn được tổ chức tại vùng. Vào ngày 17 tháng 2 âm lịch hằng năm người dân lại tổ chức nhiều những hoạt động đa dạng và phong phú. Trong đó đáng chú ý nhất phải kể đến như lễ rước nước, một nghi lễ truyền thống của các vùng ven sông Hồng mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngoài ra trong lễ hội Phúc Xá còn có thêm nghi lễ rước kiệu Thánh.
Đình Phúc Xá hiện là trung tâm sinh hoạt van hóa tâm linh của cộng đồng dân cư nơi đây. Là một tài sản quý giá luôn được giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa. Đình Phúc Xá đã được Bộ Văn Hóa Thông tin xếp hạng vào năm 1993.