Đức Thánh Trần là ai?
Đức Thánh Trần hay Đức Ông, có tên thật là Trần Quốc Tuấn, ông vốn là một vị tướng tài năng xuất chúng của nước Việt dưới thời Trần Triều. Là một người toàn văn toàn võ, kiệt xuất tinh anh.
Là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, là cháu ruột của vua Trần Thái Tôn. Ông sinh ngày 10 tháng 12 âm lịch năm 1231. Cuộc đời ông đã đóng góp rất nhiều công lao to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau này ông đã được người đời suy tôn là Đức Thánh Trần.
Sự tích Đức Thánh Trần
Sự tích kể rằng, trước kia Đức Thánh Tản Viên trông thấy một luồng khói trắng hạ xuống từ vùng núi phía Tây biến thành một con thuồng luồng xuống nhà một người đàn bà tư thông. Ngài xét thấy ắt sau này nó sẽ đầu thai thành một kẻ mang lại rắc rối, tai họa cho nhân gian. Ngài liền bẩm báo chuyện này với Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngọc Hoàng sau đó đã phái Thanh Tiên Đồng Tử xuống nước Nam hạ phàm để cứu giúp dân chúng. Một đêm nọ, Vương Mẫu nằm mơ thấy có một người áo xanh tự xưng là người trời tới đầu thai phù trợ người đời, sau đó bà đã hoài thai tới ngày sinh hạ được ông. Trong bản văn có ghi chép lại rằng, lúc sinh ra ông trong nhà bỗng tỏa hương thơm ngào ngạt và tràn ngập ánh sáng.
Công lao của Đức Thánh Trần
Suốt cuộc đời mình, Đức Thánh Trần đã hai lần có công phò trợ vua Trần trong việc đánh giặc Nguyên Mông xâm lược. Ông có bốn người con trai (Tứ Vị Vương Tử) và hai người con gái (Nhị Vị Vương Cô) tất cả đều đóng góp công lao to lớn trong công cuộc chống giặc Nguyên cùng Phạm Ngũ Lão và các tướng tài như Dã Tượng, Yết Kiêu… Những đóng góp của gia đình ông dưới thời vua Trần đều là những đóng góp không hề nhỏ. Bản thân ông là một người yêu nước, thương dân, một lòng vì nghĩa lớn, đã gạt bỏ lời của cha mình là đòi lại ngai vàng từ tay vua Trần nên đã được vua Trần hết sức tin tưởng và nể trọng, vua thường hay hỏi ý kiến cá nhân của ông mỗi khi xử lý những việc hệ trọng của quốc gia.
Khi qua đời, ông được vua trần phong danh hiệu là Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương hay là Đức Thượng Từ. Sau này ông được cháu rể mình là vua Trần Anh Tông (vì đã kết duyên với cháu gái ông là Cô Bé Cửa Suốt – Tĩnh Huệ Công Chúa) truy phong danh hiệu Đức Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc đại nguyên soái Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương.
Tên tuổi ông được vang danh lững lẫy trên toàn năm châu, ông được đánh giá là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất lịch sử thế giới, sánh ngang với các tướng tài khác như Napoleon hay Thành Cát Tư Hãn…
Theo tín ngưỡng dân gian, người ta thường gọi ông với cái tên Đức Ông hoặc Đức Thánh Trần.
Tín ngưỡng Đức Thánh Trần
Hình tượng Đức Thánh Trần được “thánh hóa” là hiện tượng phù hợp với tâm thức và mong muốn của người Việt. Thần thánh hóa những người có công với đất nước, chống giặc ngoại xâm và bảo vệ bờ cõi lãnh thổ.
Tín ngưỡng Đức Thánh Trần là hình thái biểu thị vào đức tin, niềm tin của người dân thể hiện tốt truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam xuất phát từ lòng ngưỡng mộ và tôn sùng vị anh hùng dân tộc này.
Ngày Tiệc Đức Thánh Trần
Ngày tiệc Đức Thánh Trần còn được gọi là ngày “giỗ Cha” của người dân Việt Nam thường được tổ chức vào ngày 20 tháng tám âm lịch hằng năm. Ngoài ra vào ngày 14 tháng 1 âm lịch tại Đền Trần Nam Định còn có tổ chức ban ấn của Đức Thánh Trần.
Xem thêm:
Đền thờ Đức Thánh Trần, Đức Thánh Trần được thờ ở đâu?
Cùng với những công lao to lớn mà lúc sinh thời Đức Thánh Trần cũng như gia đình đã cống hiến cho đất nước, đền thờ gia đình ông cùng các tướng lĩnh dưới trướng mình đã được lập lên trên khắp cả nước nhưng có một số nơi được cho là nổi tiếng và linh thiêng nhất phải kể đến như: đền Kiếp Bạc ở Hải Dương, đền Trần và đền Bảo Lộc ở Nam Định…
Đền thờ Đức Thánh Trần ở Hải Dương
Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận thôn Dược Sơn và thôn Vạn Kiếp xã Hưng Đạo thành phố Chí Linh tỉnh Hải Phòng. Đây là nơi Hưng Đạo Đại Vương đã lập nên căn cứ tích trữ quân lương và đào tạo quân sĩ trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên vào thế kỷ 13.
Đền thờ Đức Thánh Trần ở Nam Định
Khu di tích đền Trần có địa chỉ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng thành phố Nam định gồm ba công trình kiến trúc gồm đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng đều có thiết kế và quy mô giống nhau. Đây là nơi thờ các vua thời Trần và các quan lại đều có công đóng góp không nhỏ dưới thời đó. Đền Trần được xây dựng vào năm 1695. Hằng năm tại đây sẽ diễn ra 2 lễ hội lớn là hội khai ấn xuân đầu năm và hội đền Trần tháng 8 thu hút được nhiều du khách đến cầu mong nhiều điều tốt đẹp may mắn.
Đền thờ Đức Thánh Trần ở Hà Nội
Đền Ngọc Sơn
Ngụ ngay tại vị trí trung tâm thủ đô Hà Nội, nằm giữa Hồ Hoàn Kiếm là Đền Ngọc Sơn. Ngôi đền được xây dựng vào thế kỳ 19 thờ thần Văn Xương Đế Quân và thờ Trần Hưng Đạo Đại Vương.
Lúc bấy giờ khi dời đô ra Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đặt tên ngồi đền là Ngọc Tượng, sau đến đời nhà Trần đổi tên thành Ngọc Sơn. Đây là ngôi đền thờ những vị anh hùng đã hi sinh thân mình trong công cuộc chống giặc Nguyên Mông.
Đền Sơn Hải
Đền có địa chỉ tại ngõ 139 phường Chương Dương Độ quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội. Cái tên Sơn Hải lấy từ chữ Sơn Hải linh từ. Đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng Tứ Vị Vương Tử của ông.
Đền được xây dựng từ thế kỷ 19 qua nhiều lần bị phá hủy nặng nề thời Pháp thuộc, đền đã được trùng tu tôn tạo vào năm 1969 và 1984. Tới năm 2010 đền đã chính thức được công nhận vào hàng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
Văn khấn Đức Thánh Trần
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều
Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.
Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.
Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.
Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.
Hương tử con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay ngày… tháng… năm… Hương tử chúng con thành tâm lễ bái xin các vị Đức Thánh phù hộ độ trì cho con cùng gia quyến được luôn khỏe mạnh. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai qua nạn khỏi, nhận được điều lành, tránh được điều dữ, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, bình an may mắn công việc thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần và 3 lạy).
Sắm lễ khi dâng Đức Thánh Trần
Lễ vật khi dâng Đức Thánh Trần thường bao gồm các thứ đồ lễ như: xôi, gà, hoa quả, trầu cau, rượu, tiền vàng, thẻ hương…
Ngoài ra, vào các ngày lễ lớn tại các đền chính thờ Đức Thánh Trần, nhiều người khi dâng hương muốn thể hiện được lòng thành của mình trên ban thờ, muốn lễ vật của mình phải thật sang trọng và nổi bật thì có thể sử dụng thêm sản phẩm oản lễ.