Tín ngưỡng hầu đồng là gì? Các giá hầu đồng nổi tiếng

hầu đồng là gì

Cùng tìm hiểu tín ngưỡng hầu đồng là gì và danh sách các giá hầu đồng nổi tiếng được nhiều người tham dự vấn hầu đồng nhất.

Hầu đồng là gì?

Hầu đồng hay có thể gọi là lên đồng, là một nghi lễ thuộc về tâm linh tín ngưỡng. Về cơ bản, hầu đồng là một nghi thức dùng để giao tiếp với thần linh thông qua một người phàm là đồng nam hoặc đồng nữ. Quan niệm rằng những vị thần này có thể nhập vào thân đồng nam đồng nữ trong quá trình thực hiện nghi thức này để chữa bệnh, trấn yêu ma tà khí hoặc ban phước phát lộc cho các đệ tử con nhang.

Trong quá trình thần linh nhập vào thân xác ông đồng bà đồng. Nhằm mục đích phục vụ cho nghi lễ, người ta đã phát minh ra một hình thức lễ nhạc được gọi là hát văn hay chầu văn, hát hầu đồng. Từ giữa thế kỷ 20, vì hầu đồng được cho là mê tín dị đoan nên nghệ thuật hát văn dần bị mai một. Tới đầu thế kỷ 21, hát văn đã được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể và cần được bảo tồn.

Người hầu đồng được gọi là Thanh Đồng, nếu là đàn ông thì gọi bằng “Cậu”, là phụ nữ thì gọi bằng “Cô”. Đây là những người thường có tính khí rất khác thường, dễ nhạy cảm. Nếu là đàn ông thì thường thể hiện tính tình ẻo lả giống đàn bà nên cụm từ “đồng bóng” ám chỉ những người đàn ông mang hơi hướng phụ nữ cũng xuất phát từ đây mà ra.

tin ngưỡng hầu đồng là gì

Ý nghĩa và tác dụng của việc hầu đồng

Ý nghĩa:

  • Việc hầu đồng giúp bản thân con người nhìn ra và giải quyết được những vấn đề nhằm hoàn thiện bản thân.
  • Mỗi đời người ai cũng sẽ có những giây phút sai lầm. Nhưng những ai có niềm tin vào tôn giáo, vào luật nhân quả thì sẽ ít khi vướng phải những sai lầm đó.
  • Hầu đồng không phải để nhận được sự đồ trì của quan thánh, thần linh. Mà hầu đồng là để học hỏi, nâng cao nhận thức, trí tuệ của bản thân trong hành trình tìm lại chính mình. Từ đó mang đến hạnh phúc cho cuộc sống đời thường, người xung quanh sự thanh thản và an lạc.

Tác dụng:

  • Với tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu (là hiện thân của mẹ thiên nhiên ) thì hầu đồng có tác dụng giúp thay đổi nhận thức, hiểu rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, sông nước…
  • Các nghi lễ hầu đồng giúp hiểu rõ hơn, ca ngợi công lao to lớn về các vị Thánh nhân trước kia từng là người phàm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
  • Khi tiếng hát văn được cất lên, không gian xung quanh nghi lễ trở nên một cách uy nghiêm. Các bài hát chầu văn là một kho tàng văn hóa đồ sộ trong văn hóa Việt Nam.
  • Khi tham gia buổi hầu đồng, tất cả những người tới dự buổi lễ đều sẽ được ban phước tài lộc. Quan Thánh sẽ thưởng phạt một cách công bằng, minh bạch. Đây có thể coi là một hình thức giáo dục và khuyến khích con người nên sống đẹp và tốt hơn.

hầu đồng là gì

Đối tượng có thể hầu đồng?

Theo quan niệm thì những người hầu đồng đều là những người có “căn”. Người có căn thường hay có bệnh tật trên mình, đau ốm liên miên chạy chưa không khỏi. Sự nghiệp làm ăn thì thường thất bại, thua lỗ. Sau khi ra đồng thì sức khỏe bình phục, công việc thuận lợi.

Lễ vật chuẩn bị khi tham gia buổi hầu đồng gồm những gì?

Ngày trước lễ vật hầu đồng gồm các vật phẩm rất cơ bản như: xôi, thịt, hoa quả, rượu, thuốc vàng mã, oản lễ… Với sự phát triển của xã hội ngày nay thì lễ vật càng trở nên đa dạng và phong phú hơn như các thực phẩm cao cấp, đắt tiền đều cũng xuất hiện trong danh sách đồ lễ trên.

Các giá hầu đồng nổi tiếng nhất

Tam Tòa Thánh Mẫu – Đạo Mẫu

  • Chúa Mẫu Liễu Hạnh
  • Đông Cuông Công Chúa
  • Xích Lân Long Nữ

Đức Thánh Trần – Quan Trần Triều

  • Đức Thánh Trần – Đức Ông – Hưng Đạo Đại Vương
  • Đệ Nhất Vương Công
  • Đệ Nhị Vương Công

Tam Vị Chúa Mường

  • Chúa Đệ Nhất Tây Thiên – Đệ Nhất Thượng Thiên
  • Chúa Nguyệt Hồ – Đệ Nhị Nguyệt Hồ
  • Chúa Chữa (Chúa Ót) – Đệ Tam Lâm Thao

Xem thêm: Top 5 ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam

Ngũ Vị Tôn Quan

  • Quan Đệ Nhất
  • Quan Đệ Nhị
  • Quan Đệ Tam
  • Quan Đệ Tứ
  • Quan Đệ Ngũ
  • Quan Điều Thất

Tứ Phủ Chầu Bà

  • Đệ Nhất Thượng Thiên
  • Đệ Nhị Thượng Ngàn
  • Đệ Tam Thoải Cung
  • Đệ Tứ Khâm Sai
  • Chầu Năm Suối Lân
  • Chầu Lục Cung Nương
  • Chầu Bảy Kim Giao
  • Chầu Tám Bát Nàn
  • Chầu Chín Cửu Tinh
  • Chầu Mười Mỏ Ba
  • Chầu Bè Thượng Ngàn
  • Chầu Bé Thoải Cung

Tứ Phủ Ông Hoàng

  • Ông Hòa Cả
  • Ông Hoàng Đôi
  • Ông Hoàng Bơ
  • Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
  • Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
  • Ông Hoàng Mười Nghệ An

Tứ Phủ Tiên Cô

  • Cô Nhất Thượng Thiên
  • Cô Đôi Thượng Ngàn
  • Cô Bơ Hàn Sơn
  • Cô Tư Ỷ La
  • Cô Năm Suối Lân
  • Cô Sáu Sơn Trang
  • Cô Bảy Kim Giao
  • Cô Tám Đồi Chè
  • Cô Chín Sòng Sơn
  • Cô Mười Mỏ Ba
  • Cô Bé Thượng Ngàn
  • Cô Bé Thoải Phủ

Tứ Phủ Thánh Cậu

  • Cậu Hoàng Cả
  • Cậu Hoàng Đôi
  • Cậu Hoàng Bơ
  • Cậu Bé Đồi Ngang
  • Cậu Bé Đồi Non
5/5 - (1 bình chọn)
Gia Hân

Gia Hân

Xin chào! Mình là Gia Hân, 29 tuổi đã tốt nghiệp Đại học Quốc gia và hiện đang làm việc như một nhân viên văn phòng. Mình có niềm đam mê lớn với viết blog, nấu nướng, đọc sách và du lịch.

Viết blog là một cách để Hân chia sẻ những suy nghĩ, kinh nghiệm và kiến thức của mình với mọi người. Việc sử dụng từ ngữ và sự sáng tạo để truyền tải thông điệp và chia sẻ những câu chuyện thú vị với độc giả cũng giúp tôi cảm thấy thú vị hơn mỗi ngày.

Bài viết được đề xuất