Mỗi độ tháng chạp âm lịch hằng năm, mọi gia đình người dân Việt Nam đều chuẩn bị rục rịch cho nghi lễ đưa tiễn ông Công ông Táo về trời. Rất nhiều thứ đồ lễ được các bà nội trợ tìm đặt mua từ sớm để có được một ngày lễ đầy đủ và hoàn hảo nhất.
Cùng Kiến Không Ngủ tìm hiểu cách cúng ông Công ông Táo về trời một cách chuẩn xác nhất nhé.
Ông Công ông Táo là ai?
Theo sự tích và tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ông Công ông Táo gồm ba vị thần gồm 2 nam và 1 nữ là thần Thổ địa quản việc nhà, thần Thổ công quản việc bếp núc và thần Thổ kỳ quản việc chợ búa. Cả ba vị thần lúc sinh thời đều là người sống có tình nghĩa nên sau khi mất được Ngọc Hoàng phong cho làm thần gọi là Định Phúc Táo Quân, dân gian thường quen gọi ba vị là Táo Quân hay ông Táo.
Các vị Táo Quân trong nhà sẽ có trách nhiệm bảo vệ và ngăn chặn yêu ma quỷ quái xâm phạm, giữ bình yên cho gia chủ trong nhà. Hằng năm, các Táo sẽ quay trở về trời để báo cáo lại những việc làm tốt xấu trong năm của người trần nhằm phân công định tội một cách công bằng, minh bạch.
Ý nghĩa của việc cúng ông Công ông Táo
Với trọng trách là vị thần định đoạt quyết định điềm hung điềm cát của mỗi gia đình, việc thực hiện nghi lễ đưa tiễn ông Công ông Táo trở về chầu trời một cách long trọng nhất thể hiện được mong muốn và tấm lòng của gia chủ hi vọng các vị thần sẽ phù hộ cho gia đình mình nhận thêm được nhiều điều may mắn, nhẹ tay với những việc chưa được tốt trong năm vừa qua ở hạ giới.
Cúng ông Công ông Táo thời gian nào?
Theo tín ngưỡng thì ông Công ông Táo sẽ trở lại thiên đình báo cáo trước chính ngọ (12 giờ trưa) ngày 23 tháng Chạp hằng năm, vậy nên thời gian cúng ông Công ông Táo thường là vào khoảng thời gian từ ngày 21 tới trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Tốt nhất là thực hiện vào chính ngày 23.
Xem thêm:
- Bà Chúa Thác Bờ và sự tích xẻ gỗ đóng thuyền giúp Vua Lê Lợi
- Bà Chúa Ngọc là ai? Hình tượng Bà Chúa Ngọc độ mạng
Lễ vật cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Lễ cúng Táo Quân thông thường sẽ là gồm những thứ đồ lễ như
- Một mâm cỗ mặn gồm các món như: gạo trắng, muối trắng, canh, xôi gấc, chè kho, 3 chén rượu trắng, hoa quả…
- Một bộ mũ Táo Quân, tiền giấy, vàng mã…
- Cá chép sống (theo quan niệm thì đây chính là phương tiện chở Táo Quân lên chầu Trời).
Với xã hội văn minh phát triển và bận như hiện này thì việc các lễ vật trên không nhất thiết phải chính xác và đầy đủ, thay vào đó các món mặn có thể thêm hoặc bớt tùy điều kiện và khả năng của mỗi gia đình hay cá chép có thể thay bằng cá chép giấy.
Những điều cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo
Không có bất kỳ tài liệu nào yêu cầu quy định vị trí thực hiện nghi thức cúng Táo Quân. Tùy vào mỗi vùng miền, địa phương mà có mỗi nghi thức thực hiện khác nhau. Nhưng có một số lưu ý chung nên tuân thủ khi thực hiện nghi thức đưa tiễn Táo Quân:
- Chắc chắn rằng lễ cúng phải được thực hiện trước giờ chính ngọ ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Nếu quá thời gian trên là đã qua thời điểm ông Công ông Táo đã về chầu thiên đình sẽ không nhận được lễ vật.
- Trang phục khi thực hiện lễ nên sạch sẽ và kín đáo để thể hiện sự tôn kính với các vị thần linh của gia chủ.
- Nghi lễ cúng Táo Quân cần được thực hiện tại vị trí sạch sẽ, cao ráo và trang nghiêm nhất trong nhà.
- Khi thả cá chép nên thả ở các vùng nước mà cá có thể sống, thả nhẹ nhàng không quăng ném. Tuyệt đối không được thả cá kèm bao nilon hay túi đựng cá gây mất vệ sinh và cảnh quan.
- Không xin Táo Quân tài lộc, tiền bạc mà chỉ xin các Táo báo cáo những điều tốt đẹp trong năm vừa qua.
Trên đây là những hướng dẫn, chia sẻ của Kiến Không Ngủ về cách chuẩn bị cho lễ đưa tiễn ông Công ông Táo về chầu trời một cách đầy đủ nhất. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm cũng như hiểu biết rõ hơn về nghi lễ đặc biệt hằng năm này một cách rõ ràng nhất.