Nguồn gốc và ý nghĩa của con diều giấy trong tuổi thơ của bạn

Nguồn gốc và ý nghĩa của diều giấy trong tuổi thơ của bạn

Diều giấy không chỉ mang trong mình ý nghĩa và biểu tưởng của văn hóa Việt Nam mà còn của cả vùng Đông Nam Á. Nó gắn liền với tuổi thơ và chứng kiến từng bước trưởng thành của mỗi chúng ta. Thế nhưng có phải ai cũng thực sự hiểu và cảm nhận được ý nghĩa của diều giấy. Diều giấy bắt nguồn từ đâu?

Nguồn gốc của trò chơi thả diều

Diều giấy có nguồn từ Trung Quốc và xuất hiện tại các nước vùng Đông Nam Á gần như cùng một lúc. Cũng như quạt giấy hay đèn lồng, nó vừa có tác dụng trang trí, lại vừa có thể làm đồ chơi cho tất cả mọi người. Không giống như chúng ta bây giờ, ngày ấy đến cả người lớn, người già, vua, quan đều có một thú vui tao nhã đó là thả diều.

Thả diều là trò chơi mà khi nó người chơi sẽ tận dụng sức gió và cuộn dây dài để giữ cho diều lơ lửng trên không trung. Diều bay càng cao thì càng đẹp và càng khó để rơi xuống. Cũng chính bởi vậy, nhiều năm về trước nằm trên bãi cỏ, ngắm diều giấy bay là một cách để người dân thư giãn sau những giờ làm việc miệt mài, căng thẳng trên cánh đồng.

Những bức tranh có hình ảnh cánh diều đều mang lại nhiều cảm xúc cho mỗi người.

Ý nghĩa của con diều

Việc thả diều được cho là mang lại điều bình an, tốt lành đối với mọi nhà. Hễ diều bay càng cao, gió mang diều đi càng liệng thì tà ma càng được xua đuổi đi xa hơn, bình an sẽ đến. Có lẽ chính vì thế mà thả diều giấy là một phong tục bắt buộc của vua chúa thời xưa ở Campuchia. Khi vào kì trăng sáng, vua và quần thần thường thả diều như một món lễ vật dâng thần linh hàng đêm.

Ở Thái Lan còn có một nét đẹp trong văn hóa truyền thống đó là tục đấu diều. Hai chiếc diều đấu với nhau trên trời và phải có nhiệm vụ làm đứt dây diều của đối phương. Mỗi con diều giấy “ra trận” là đại diện cho một thôn, một làng nên thường xuyên được trang trí, được lựa chọn rất kỹ càng và đẹp mắt.

Một vài nơi khác, bao gồm cả Việt Nam còn thả diều xuyên đêm. Khi đó người ta thường sử dụng diều sáo. Đó là những con diều giấy được gắn cùng với ống sáo trúc Việt Nam để khi bay lên cao tạo tiếng vi vu trầm bổng. Ban đêm, âm thanh này giúp cho mọi người dễ chịu hơn, êm ả chìm sâu vào giấc ngủ.

Không chỉ ở nước ta mà ngày nay nhiều nước vùng Đông Nam Á vẫn còn giữ nguyên trò chơi thả diều truyền thống. Nó thường được tổ chức, được tái hiện trong những dịp lễ hội, những trò chơi dành cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nhiều người có một cách lưu giữ ký ức và kỷ niệm với cánh diều bằng cách tìm mua những bức tranh thả diều, tranh làng quê để trang trí tại nhà.

Đó cũng chính là những cách để nâng niu những giá trị văn hóa, những giá trị tinh thần đẹp đẽ của dân tộc.

2.5/5 - (26 bình chọn)
Gia Hân

Gia Hân

Xin chào! Mình là Gia Hân, 29 tuổi đã tốt nghiệp Đại học Quốc gia và hiện đang làm việc như một nhân viên văn phòng. Mình có niềm đam mê lớn với viết blog, nấu nướng, đọc sách và du lịch.

Viết blog là một cách để Hân chia sẻ những suy nghĩ, kinh nghiệm và kiến thức của mình với mọi người. Việc sử dụng từ ngữ và sự sáng tạo để truyền tải thông điệp và chia sẻ những câu chuyện thú vị với độc giả cũng giúp tôi cảm thấy thú vị hơn mỗi ngày.

Bài viết được đề xuất