Ông Hoàng Bảy là ai?
Ông Hoảng Bảy, còn được gọi với tên khác là Quan Hoàng Bảy, ông là một trong 10 Tứ Phủ Quan Hoàng được người dân tôn kính và thờ phụng trên hầu hết các điện thờ trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam.
Theo nhiều tài liệu ghi chép thì Ông Hoàng Bảy là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông đã theo lệnh cha giáng trần vào thời Lê lấy tên là Nguyễn Hoàng Bảy. Ông đã được sắc phong danh hiệu là Thượng Đẳng Thần.
Sự tích Ông Hoàng Bảy
Có khá nhiều các câu chuyện kể liên quan về sự tích của Ông Hoàng Bảy, nhưng dưới đây là những tài liệu được cho là chính xác và đáng tham khảo nhất về Ông Hoảng Bảy:
Ông Hoàng Bảy hay còn được gọi là Quan Hoàng Bảy nguyên là con của vua cha Bát Hải Động Đình. Tuân lệnh cha, ông đã giáng trần hạ phàm thành người con trai thứ 7 của gia tộc họ Nguyễn vào cuối thời Lê.
Dưới thời vua Lê Cảnh Hưng (năm 1740 đến năm 1786), tại vùng đất Bảo Hà nay thuộc tỉnh Lào Cai có giặc xâm lược tràn sang từ Vân Nam, Trung Quốc. Giặc đi đến đâu cướp bóc và tàn sát nhân dân đến đó. Vua quyết định cử một viên tướng họ Nguyễn là Ông Hoàng Bảy đi đánh giặc. Với tài năng của mình, khi nhận trách nhiệm đánh giặc, ông cùng ba quân đã đánh đuổi bọn giặc khỏi vùng đất Bảo Hà rồi xây dựng lại nơi đây thành một khu căn cứ lớn. Chính vì thế mà nhân dân đều gọi ông là Quan Hoàng Bảy Bảo Hà.
Ngoài việc chặn được giặc xâm lược tại Bảo Hà, ông còn có công thống nhất các thổ ty và tù trưởng ở các vùng đất xung quanh thành một thể thống nhất rồi cùng họ tiến đánh giặc ở Lào Cai rồi giải phóng thêm được các châu thuộc Quy Hóa (ngày nay là Yên Bái, Lào Cai).
Cho mãi tới sau này, trong một trận chiến gặp nhiều bất lợi, Ông Hoàng Bảy bị giặc bắt và tra tấn một cách dã man. Đến cuối cùng do không làm gì được ý chí quyết tâm sắt đá của ông, chúng đã sát hại rồi vứt thi thể ông trôi theo dòng sông Hồng. Điều kỳ lạ là khi trôi tới Bảo Hà thì di quan ông bỗng dừng lại.
Còn chuyện kể lại rằng, sau khi ông bị giặc sát hại thì trên trời bỗng nổi gió lớn, mây cuộn lại thành hình một con ngựa, lúc này thi thể ông bỗng phát ra ánh hào quang chói lọi bay lên thân ngựa trên trời rồi phi đi, đến đoạn Bảo Hà thì bỗng dừng lại, trời trở lại quang đãng, những cuộn mây năm màu kết thành hình tứ linh chầu hội.
Đền thờ Ông Hoàng Bảy ở đâu?
Vì ông là một trong 10 vị Quan Hoàng Tứ Phủ nên hầu hết khắp các đền, điện thờ thuộc hệ thống thờ Mẫu trên khắp Việt Nam đều thờ Ông. Tuy nhiên đền thờ chính của Ông Hoàng Bảy được đặt tại Bảo Hà, Lào Cai có địa chỉ tại xã Bảo Hà, huyện Yên Bảo tỉnh Lào Cai. Đền nằm sát sông Hồng, cạnh cầu Bảo Hà, gần nút giao giữa quốc lộ 279 và đường tỉnh 163.
Ngoài ra còn có đền mộ Ông Hoàng Bảy tại đền Đá Thiên, Trại Cau, Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Có giả thuyết cho rằng sau khi ông mất, mộ ông đã được di dời về đây. Cũng có giả thuyết khác rằng đền ông Hoàng Bảy tại đây không phải là Ông Hoàng Bảy trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Căn Ông Hoàng Bảy, căn Ông Hoàng Bảy có lộc gì?
Căn Ông Hoàng Bảy
Ông Hoàng Bảy là vị Quan Hoàng thứ 7 trong Tứ Phủ Ông Hoàng, ông hay bắt binh lính chấm đồng. Quan niệm rằng, những ai có sát căn Ông Bảy thì thường hay uống trà tàu. Khi ngự vệ đồng, người căn Ông Hoàng Bảy đang hầu thường mặc áo màu lam hoặc màu tím chàm, trên áo được thêu hình rồng uốn lượn thành chữ thọ, đầu đội khăn xếp cài kim lệch màu ngọc thạch.
Tính cách người có căn Ông Hoàng Bảy
Người có căn Ông Hoàng Bảy hay có những đặc điểm như: văn chương bay bổng, tâm hồn bay bướm, phong nhã hào hoa, hay động lòng trắc ẩn, căm ghét kẻ cường bạo, không ưa xu nịnh, coi danh vọng phù du, hay xả thân trượng nghĩa, khi vui thì nở mày nở mặt, khi giận tựa sấm sét ngang tai. Tới tháng 7 âm lịch hằng năm, nếu không tìm hiểu lễ thánh thì bản thân thường xảy ra nhiều chuyện trắc trở.
Văn khấn Ông Hoàng Bảy
Dưới đây là mẫu văn khấn dễ đọc và đơn giản nhất cho những ai mới lần đầu đi lễ Ông Hoàng Bảy:
Xem thêm: Ông Hoàng Cả là ai? Sự tích và đền thờ ông Hoàng Cả
Cách xin lộc ông Hoàng Bảy đầy đủ nhất
- Cầu gia tiên dẫn đường chỉ lối trước khi đi cầu tại đền, phủ: Gia tiên luôn là những người đi theo và kêu cầu cùng bạn. Chính vì thế, mỗi khi đi cầu cúng bất cứ đâu việc đầu tiên phải làm là kêu cầu gia tiên cẩn thận trước khi khởi hành.
- Đi tới nơi về tới chốn: Không nên tranh thủ ghé ngang ghé dọc chỗ này chỗ nọ trước khi tới lễ Ông Hoàng Bảy mà hãy tới thẳng nơi làm lễ xong rồi đi đâu thì hẵng đi.
- Đồ lễ phải tươi nhất, tốt nhất: Để tránh tình trạng chặt chém tại nơi cửa đền, mà vẫn có thể giữ được sự tươi tốt của lễ vật bạn có thể chuẩn bị đồ lễ ngay tại nhà. Khi sắm lễ không nên kỳ kèo quá mức, phải thể hiện được lòng thành kính của người dâng lễ ngay cả trong câu từ lời nói.
- Chờ hương cháy được quá 3 phần rồi mới tạ lễ: Khi đặt lễ, hãy chờ cho hương cháy được quá 2/3 rồi mới tạ lễ, không nên nhanh chóng hạ lễ để sang chỗ khác tránh bị coi là tham lộc thánh. Khi lễ xong cũng nên để nguyên không nên vội vã hạ ngay lập tức.
- Không đặt lễ tiền lẻ ở khắp nơi thay vào đó chỉ cần đặt một vài tờ tiền chẵn tại ban Công Đồng là đủ.
- Đóng góp công đức không cần ghi nhận: Nếu được hãy hóa luôn phiếu đóng góp tiền công đức cùng vàng mã để nhờ các ngài làm chứng cho.
- Không tham cầu: không nên tranh cướp lộc nhà chùa, nên để cho người ta phân phát một cách công bằng nhất.
Lưu ý khi sắm lễ Ông Hoàng Bảy
Khi tới lễ Ông Hoàng Bảy, có thể sử dụng lễ mặn hay lễ chay tùy tâm. Khi chọn đồ lễ ông Hoàng Bảy lưu ý chọn những lễ vật có màu sắc xanh làm hoặc màu tím chàm. Đây là màu áo của Ông khi về ngự đồng, sẽ thể hiện rõ được lòng thành kính khi lễ Ông Hoàng Bảy.
Một số lễ vật thường được sử dụng để lễ Ông Hoàng Bảy như: Xôi, gà trống nguyên con, khoanh giò, hoa thơm, quả ngọt, trầu, rượu, chè, thuốc lá (phải có). Ngoài ra còn có thể sử dụng thêm tiền giấy, sớ, bánh, kẹo lạc hoặc oản tài lộc.
Đi lễ đền ông Hoàng Bảy cầu gì
Có câu rằng: “Cầu tài ông Bảy, cầu quan ông Mười”
Xem thêm: Ông Hoàng Mười là ai? Sự tích và đền thờ Quan Hoàng Mười
Ai muốn phát tài phát lộc thì nên đến cầu ông Hoàng Bảy, còn ai muốn cầu con đường công danh thì đến cầu ông Hoàng Mười.
Dân số đề thường hay truyền tai nhau rằng: đi lễ ông Hoàng Bảy thì xin lô trúng lô, xin đề trúng đề, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc. Chính vì thế những người đi xin tài lộc tại đền Ông Hoàng Bảy thường là những người liên quan đến số má, lô đề.
Ngày tiệc Ông Hoàng Bảy vào ngày nào?
Ngày tiệc Ông Hoàng Bảy thường diễn ra vào ngày mồng 7 tháng 7 (ngày sinh) và ngày 17 tháng 7 (ngày giỗ) âm lịch hằng năm tại đền Bảo Hà. Đây là một trong ba ngày đại lễ của Phủ Chúa Bắc Hà được tổ chức để tưởng nhớ công đức của Quan Hoàng Bảy, ngày tiệc Ông Hoàng Bảy thu hút được rất nhiều các con nhang đệ tử trên khắp cả nước đổ về đây với mong muốn cầu xin Ngài ban tài phát lộc cho mình.
Hà Nội đi đền Ông Hoàng Bảy bao nhiêu km
Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 230km về phía Tây Bắc, để di chuyển tới đền Bảo Hà thờ Ông Hoàng Bảy hiện nay có rất nhiều phương thức tiện lợi như:
- Xe máy: Xuất phát theo lộ trình Hà Nội – Quốc lộ 32 – Quốc lộ 32C – Yên Bái – Đường tỉnh 163 đến đoạn giao quốc lộ 279 là tới nơi
- Xe oto cá nhân: Xuất phát Cao tốc Nội Bài – Lào Cai tới trạm dừng nghỉ km 199 sẽ thấy biển chỉ dẫn vào đền Bảo Hà.
- Xe khách: Hiện có tuyến xe khách khách giường nằm xuất phát từ bến xe Mỹ Đình tới Bảo Hà với thời gian di chuyển vào khoảng hơn 3 giờ có giá vé khoảng 180.000 đồng.
- Xe Limousine sang trọng, ít ghế ngồi đưa đón tận nơi, giá vé vào khoảng trên 200.000 đồng.
- Tàu hỏa: Một phương pháp di chuyển nhẹ nhàng hơn đó là tàu hỏa, xuất phát từ ga Hà Nội tới ga Bảo Hà với khoảng cách vào khoảng 385km và thời gian di chuyển khoảng 6 tiếng. Có giá vé từ 290.000 – 400.000 đồng.
Trên đây là những chia sẻ về thông tin cũng như kinh nghiệm khi đi lễ Ông Hoàng Bảy mà Kiến Không Ngủ đem tới cho các bạn tham khảo. Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp được phần nào những câu hỏi của các bạn về Ông Hoàng Bảy Bảo Hà.