Lịch sử và kiến trúc phủ Tây Hồ
Theo các tài liệu ghi chép thì phủ Tây Hồ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 thuộc thôn Tây Hồ, một ngôi làng cổ thuộc kinh thành Thăng Long, thuộc bán đảo làng Nghi Tàm phường Quảng An quận Tây Hồ ngày nay.
Cũng theo truyền thuyết kể lại, đây là nơi hội ngộ giữa Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan và Quỳnh Hoa công chúa (tức Mẫu Liễu Hạnh) trong một lần dạo thuyền trên mặt hồ hai người đã cảm mến và hẹn nhau tại đây. Sau này khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm công chúa thì không thấy nữa nên ông đã cho lập đền thờ để ngoai nỗi nhớ và tri ân người tâm đầu ý hợp với mình. Nơi đây chính là phủ Tây Hồ sau này.
Phủ Tây Hồ được thiết kế theo lối kiến trúc chính 3 nếp (Tam Tòa Thánh Mẫu). Ngay từ cái nhìn đầu tiên từ ngoài vào, khách thăm quan sẽ bị choáng ngợp bởi sự nguy nga và tinh xảo của cổng tam quan tại phủ mang đậm nét truyền thống của người Việt xưa.
Năm 1996 phủ Tây Hồ đã được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận đây là di tích lịch sử và văn hóa. Hiện nay tại đây vẫn còn lưu giữ được những di vật mang nhiều giá trị về lịch sử, nghệ thuật từ thế kỷ 19 và 20 như những pho tượng, bức hoành phi và câu đối…
Phủ Tây Hồ thờ ai?
Phủ Tây Hồ là nơi thờ chính Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam. Ngoài ra trong Điện Sơn Trang còn thờ Quan Âm, điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tam Tòa Thánh Mẫu.
Xem thêm:
- So sánh “Tín ngưỡng thờ Mẫu” và “Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ”
- Đệ Nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa triều Trần và những điều cần biết
Phủ Tây Hồ ở đâu?
Địa chỉ phủ Tây Hồ nằm tại số 52 phố Đặng Thai Mai thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Bản đồ phủ Tây Hồ trên Google Map
Phủ Tây Hồ có mở cửa không?
Phủ Tây Hồ thường mở cửa tất cả các ngày trong năm. Giờ mở cửa ngày từ 5 giờ sáng tới 6 giờ tối, riêng ngày mồng 1 và ngày 15 âm lịch do lượng khách tới đây tăng đột biến nên giờ mở cửa phủ là từ 5 giờ sáng tới 9 giờ tối. Giờ cao điểm vào khoảng từ 9 giờ sáng tới chiều tối, nếu các bạn có dự định tới thăm quan thì hãy thu xếp giờ giấc hợp lý nhất tránh tình trạng xô đẩy, chen chúc.
Đi phủ Tây Hồ cầu gì?
Người ta quan niệm rằng đi phủ Tây Hồ là nơi rất linh thiêng để cầu tài cầu lộc và sự may mắn. Vào các dịp lễ Tết hay ngày rằm… phủ được rất nhiều các du khách tới thăm, dâng hương bái lễ khiến các tuyến đường dẫn đến phủ Tây Hồ đều chật cứng và tắc nghẽn.
Tiệc Mẫu phủ Tây Hồ
Hai ngày lễ hội chính của Phủ Tây Hồ được diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ Chúa Liễu Hạnh) và ngày 13 tháng 8 âm lịch trong năm. Những ngày này tại đây sẽ tổ chức các cuộc thi hát chầu văn, đàn hát… được nhiều người dân địa phương cũng như du khách khắp mọi nơi tới xem và tham dự.
Sắm lễ phủ Tây Hồ
Việc sắm lễ Phủ Tây Hồ không bắt buộc phải chuẩn bị theo một quy chuẩn nào mà tùy theo thành tâm và kinh tế của mỗi người. Thông thường khi đi lễ tại Phủ Tây Hồ người ta thường chuẩn bị những loại lễ sau:
- Lễ chay gồm: hoa tươi, quả ngọt, vàng mã, tiền âm phủ, nón hài…
- Lễ mặn gồm: Gà luộc, khoanh giò, miếng thịt luộc… Lễ này được đặt tại ban Công Đồng.
- Lễ sống gồm: trứng sống, gạo, muối, thịt mồi. Lễ này thường dùng để dâng lên quan Ngũ Hổ, Bạch Xà, Thanh Xà đặt ở ban Công Đồng.
- Lễ mặn Sơn Trang gồm những món đặc sản Việt Nam như: cua, ốc, lươn, ớt, chanh hay nếp cẩm, xôi chè…
- Lễ Cô, lễ Cậu gồm: Hoa tươi, quả ngọt, hài nón, áo gương… và đặc biệt không thể thiếu Oản Lễ.
Những sản phẩm Oản Lễ được thiết kế và cung cấp bởi Oản Tài Lộc là những sản phẩm bánh oản nghệ thuật rất phù hợp cho việc đi dâng lễ tại phủ Tây Hồ, giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian chuẩn bị những món đồ lễ mà vẫn mang được đầy đủ ý nghĩa của những món lễ vật dâng lên.
Lưu ý: Không đặt lễ mặn, tiền giấy vào ban thờ Phật. Tiền thật không đặt vào hương án mà nên cho vào hòm công đức.
Văn khấn phủ Tây Hồ
Khi lễ phủ Tây Hồ chúng ta khấn theo mẫu văn khấn như sau:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Hương tử chúng con kính lạy:
- Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Chế Thắng Hòa Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”
- Mẫu Đệ Nhất thiên tiên!
- Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn!
- Mẫu Đệ Tam Thoải Cung!
Hương tử con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày:…
Tại: Phủ Tây Hồ phường Quảng Bá, Quận Tây Hồ.
Thành tâm kính dâng lễ vật:…
Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh, Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, đắc thọ, bách sự như ý…
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn tấu.